Biện pháp 2: Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 78)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh của hiệu trưởng

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chức, cá nhân trong nhà trường xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường, qua đó:

- Học sinh thấy được mơi trường cuộc sống lành mạnh mang tính nhân văn cao, an tồn và thân thiện, những tấm gương sáng của thầy cô, của bạn bè giúp các em học tập, noi theo và rèn luyện đạo đức.

- Học sinh thấy được cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng, giúp các em ý thức được cảnh đẹp của thiên nhiên, biết yêu q cái đẹp, chăm sóc và bảo vệ mơi trường, yêu lao động…

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực: - Xây dựng môi trường cảnh quan xanh – sạch – đẹp trong và ngoài khuôn viên nhà trường

- Xây dựng môi trường giáo dục, môi trường sư phạm mẫu mực: mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo; xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, …

- Chỉ đạo Đoàn thanh niên nhà trường xây dựng các phong trào, câu lạc bộ Kỹ năng sống, qua đó xây dựng các phong trào “nói lời hay, làm việc tốt”; “tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”; phát động các phong trào “Nói khơng với thuốc lá, chất gây nghiện; nói khơng với vi phạm an tồn giao thơng, vi phạm pháp luật …

3.2.2.3. Các bước tiến hành

Nhà quản lý cần chỉ đạo công tác xây dựng môi trường sư phạm cụ thể qua những việc sau:

- Quán triệt đầy đủ các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Giáo dục và đào tạo về xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng mơi trường giáo dục trong hệ thống giáo dục.

- Chỉ đạo việc Xây dựng và củng cố khối đồn kết nhất trí trong tập thể sư phạm. Cơng đồn tổ chức, giáo dục giáo viên, nhân viên, thường xuyên duy trì, phát huy các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.

- Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, lòng nhân ái, tình thương yêu con người, thương yêu học sinh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng sẵn sàng giúp đỡ những học sinh cho toàn thể CBQL, giáo viên, nhân viên.

- Chỉ đạo Đoàn thanh niên, các khối lớp:

+ Phân công việc cho từng lớp thi đua đảm nhận, chịu trách nhiệm trồng cây, trơng nom, chăm sóc các cây bóng mát, khn viên của nhà trường.

+Tun truyền giữ gìn vệ sinh chung, khơng xã rác bừa bãi.

+ Tuyên truyền giữ gìn và bảo vệ của cơng, tài sản của cá nhân, của tập thể…

+ Tuyên truyền, giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện hành vi văn hoá trong giao tiếp với bạn bè, nhất là bạn khác giới. Với thầy cơ phải lễ phép, kính trọng, với cha mẹ phải hiếu thảo…

Tóm lại mơi trường: “tự nhiên” và “xã hội” trong khuôn viên trường học được tốt đẹp sẽ có tác dụng tốt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường dành một phần kinh phí để xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp trong khuôn viên mỗi lớp học trong trường.

Mỗi CBGV và học sinh trong trường cần thực hiện tốt Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 78)