Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 36)

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh THPT

1.4.2. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của Hiệu trưởng

Trường THPT là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Hiệu trưởng quản lý nhà trường, quản lý giáo dục theo theo chế độ thủ trưởng. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có quản lý GDĐĐ học sinh. Để thực hiện công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh, người hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện các chức năng quản lý:

1.4.2.1. Lập kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Khi xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh, người Hiệu trưởng cần dựa trên những cơ sở sau:

- Kế hoạch giáo dục GDĐĐ cho học sinh phải phù hợp với kế hoạch dạy học và không cản trở việc thực hiện kế hoạch dạy học.

- Phân tích thực trạng GDĐĐ trong năm học. Thực trạng này thể hiện rõ trong bảng tổng kết năm học. Qua đó thấy được ưu và nhược điểm của cơng tác GDĐĐ, những vấn đề gì cịn tồn tại, từ đó xếp ưu tiên từng vấn đề cần giải quyết.

- Phân tích kế hoạch chung của ngành, trường, từ đó xây dựng kế GDĐĐ. Kế hoạch này là kế hoạch cụ thể về một mặt giáo dục quan trọng của nhà trường, trong đó thể hiện sự thống nhất GDĐĐ với các mặt giáo dục khác phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

- Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Vì quá trình GDĐĐ thống nhất biện chứng với quá trình xã hội, với mơi trường sống.

- Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hội của chúng ta hiện nay và xu thế giá trị đạo đức trên thế giới để xây dựng nội dung GDĐĐ cho học sinh.

- Xác định điều kiện giáo dục như: cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.

Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh:

- Kế hoạch phải thể hiện được tính khoa học, kế thừa, tồn diện, cụ thể và trọng tâm trong từng môn học, chương, bài học, hoạt động ngoại khóa.

- Kế hoạch phải mơ tả rõ việc tích hợp nội dung giáo dục GDĐĐ thông qua nội dung mơn học, bài học hay tích hợp thơng qua việc sử dụng, vận dụng phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học.

- Kế hoạch phải phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu kém, củng cố ưu điểm, vạch ra được chiều hướng phát triển trong việc hình thành nhân cách của của học sinh.

- Kế hoạch phản ảnh được mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học với việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho học sinh THPT.

- Kế hoạch thể hiện được sự phân cấp quản lý của Hiệu trưởng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và cụ thể.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh

Tổ chức thực hiện việc GDĐĐ cho học sinh THPT thông qua hoạt động dạy học có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá trong nhà trường.

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện GDĐĐ cho học sinh thông qua hoạt động dạy học các môn học do Hiệu trưởng làm trưởng ban.

- Xây dựng các lực lượng tham gia GDĐĐ cho học sinh thông qua mơn học. - Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch GDĐĐ. Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch giáo dục thông qua môn học.

sở vật chất, kinh tế. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lực của từng người, mặt mạnh, mặt yếu, nếu cần có thể phân cơng theo từng “ê kíp” để cơng việc được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả. Phân cấp cho tổ chun mơn triển khai và thực hiện tích hợp GDĐĐ thông qua các hoạt động dạy học.

- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên thực hiện nội dung, chương trình GDĐĐ thơng qua mơn học, nâng cao năng lực cho giáo viên về dạy học tích hợp và phương pháp dạy học tích cực chiếm ưu thế trong GDĐĐ cho học sinh THPT. - Huy động các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm tổ chức nghe báo cáo kinh nghiệm về GDĐĐ cho học sinh thông qua các hoạt động dạy và học.

- Huy động nguồn lực phục vụ GDĐĐ cho học sinh thông qua môn học chiếm ưu thế và các môn học khác: Huy động nguồn nhân lực tham gia GDĐĐ cho học sinh thông qua hoạt động dạy học, huy động nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học, GDĐĐ cho học sinh…

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ trong nhà trường phổ thông là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc GDĐĐ cho học sinh diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả.

Việc chỉ đạo GDĐĐ sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên kích thích, tơn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ.

+ Hiệu trưởng chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục GDĐĐ thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chun mơn nghiên cứu phân tích chương trình mơn học lập kế hoạch tích hợp nội dung GDĐĐ qua hoạt động dạy học.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thiết kế bài học tích hợp nội dung GDĐĐ.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, hướng dẫn giáo viên tổ chức bài học có tích hợp nội dung GDĐĐ.

+ Hiệu trưởng chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục GDĐĐ thông qua vận dụng phối hợp các phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học tích cực để rèn kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ lên lớp hay các hoạt động học tập.

Đa dạng hóa các hình thức hoạt động học của học sinh THPT để rèn ý thức, thái độ của học sinh với môn học, với các hoạt động tập thể, với cộng đồng bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.

+ Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoại khóa mơn học nhằm tăng cường GDĐĐ cho học sinh

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa mơn học.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thiết kế hoạt động ngoại khóa nhằm tạo mơi trường trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tổ chức giờ học ngoại khóa hiệu quả.

+ Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chun mơn theo hướng phân tích bài học tích hợp giáo dục đạo đức

+ Hiệu trưởng chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng năng lực giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên

+ Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực 1.4.2.4. Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh

Trong quản lý hoạt động GDĐĐ, việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa khơng chỉ đối với nhà QLGD mà cịn có ý nghĩa đối với học sinh. Vì qua kiểm tra đánh giá của giáo viên, học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động, thái độ, ý thức của mình, khẳng định được mình. Từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức của người học sinh.

Hiệu trưởng có thể kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp, cần xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của nhà trường thì việc kiểm tra đánh giá mới khách quan công bằng rõ ràng.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ phải gắn liền với nội dung đánh giá kết quả môn học.

Để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra kết quả GDĐĐ cho học sinh, hiệu trưởng cần tiến hành các nhiệm vụ sau đây:

+ Lập kế hoạch kiểm tra: Xác định rõ mục tiêu, nội dung kiểm tra, đánh giá, chuẩn đánh giá, phương pháp, hình thức đánh giá.

+ Xây dựng các lực lượng kiểm tra, đánh giá. + Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá. + Tổ chức kiểm tra, đánh giá

Phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá và phản hồi thông tin tới học sinh, giáo viên nhằm giúp giáo viên và học sinh hồn thiện q trình dạy học và rèn luyện đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)