Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 76)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh của hiệu trưởng

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà

trường về hoạt động GDĐĐ học sinh.

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Làm cho CBQL, giáo viên, phụ huynh, học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ; hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của của mỗi cá nhân trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh; giúp cho việc phối hợp các lực lượng GDĐĐ học sinh được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Nhà trường (Hiệu trưởng) chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho CBQL, GV, nhân viên, phụ huynh, học sinh qua các hình thức sau:

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền giáo dục thông qua các hoạt động mít tinh, kỷ niệm nhân các ngày lễ lớn của dân tộc.

- Chỉ đạo các tập thể trong trường: hội đồng giáo viên, hội phụ huynh, đoàn thanh niên … thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về vai trị của cơng tác GDĐĐ học sinh.

- Chỉ đạo việc treo các băng rơn, áp phích tun truyền về đạo đức, giữ gìn phẩm chất đạo đức học sinh, tuyên truyền pháp luật, các tệ nạn xã hội, … trong khuôn viên nhà trường.

- Chỉ đạo nhà trường tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị đầu năm, nhân các ngày lễ lớn, qua đó tuyên truyền các hoạt động GDĐĐ học sinh cho tất cả mọi người.

Các nội dung tuyên truyền, giáo dục cần tập trung trọng điểm vào các nội dung sau:

- Các giá trị đạo đức của con người Việt Nam từ xưa tới nay, tầm quan trọng của việc GDĐĐ học sinh.

- Vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh.

- Nắm rõ nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, tập thể trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh.

3.2.1.3. Các bước tiến hành

- Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các tổ chức, cá nhân trong trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể, chi tiết, phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức lập kế hoạch thực hiện, dự kiến các nguồn lực tham gia thực hiện. Kế hoạch phải xác định rõ: mục tiêu, đối tượng, nội dung, biện pháp, người thực hiện, thời gian thực hiện, công tác báo cáo và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện, …

- Báo cáo với chi bộ Đảng về kế hoạch tổ chức các hoạt động nói chung, hoạt động tuyên truyền nói riêng để tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của chi bộ đảng trong nhà trường.

- Chỉ đạo các cá nhân, tập thể trong trường triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung trong kế hoạch:

+ Đối với cán bộ quản lý: Phải được bồi dưỡng nâng cao nhận thức để nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động GDĐĐ học sinh, từ đó thực hiện tốt chức năng quản lý và chỉ đạo công tác GDĐĐ.

Người cán bộ làm công tác quản lý phải chọn được đội ngũ GVCN có năng lực chun mơn tốt, có khả năng tổ chức hoạt động tập thể, có khả năng giáo dục, thuyết phục nhiệt tình và bồi dưỡng cho họ hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn, phương pháp xây dựng tập thể, tổ chức các hoạt động GDĐĐ học sinh.

Xác định cơ chế quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ mơn và tổ chức Đồn thanh niên. Đặc biệt là quan hệ giữa GVCN với chi hội cha mẹ học sinh, là cầu nối gia đình với nhà trường, xã hội.

+ Đối với giáo viên chủ nhiệm: Phải hiểu được vai trò trách nhiệm của mình, thương yêu, quan tâm đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Phải mẫu mực trong lối sống, cách cư xử. GVCN thực sự là người thầy, người cha, người mẹ của học sinh.

+ Đối với các giáo viên bộ môn: Phải được tuyên truyền hiểu rõ vai trị bộ mơn mình giảng dạy từ đó nâng cao được trách nhiệm của mình đối với việc hình thành nhân cách cho học sinh. Tránh quan niệm sai lầm cho đó là nhiệm vụ của giáo viên giáo dục cơng dân hay của Đồn thanh niên.

+ Đối với Đoàn thanh niên: Cần tạo điều kiện để Bí thư được tham gia bàn bạc về những mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường, đặc biệt là giáo dục đạo đức đoàn viên học sinh, chủ động đề ra kế hoạch hoạt động.

+ Đối với cha mẹ học sinh: Phải phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt thông tin về việc học tập và rèn luyện của con mình.

+ Đối với chính quyền địa phương: Hiệu trưởng cần báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương biết được mục tiêu đào tạo của nhà trường, biết được các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường để có sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Mỗi CBGV phải nhất quán quan điểm, đường lối của Đảng, các quy định của Bộ, Sở GD về cơng tác GDĐĐ, GD chính trị tư tưởng, về cơng tác quản lý GDĐĐ, về chỉ đạo phối hợp các lực lượng GDĐĐ cho HS trong nhà trường và các lực lượng ngoài xã hội tạo nên sự chăm lo của toàn xã hội đến công tác GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay

Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, vật chất để CBGV thực hiện công tác GDĐĐ cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 76)