Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lý chỉ đạo, phối hợp các lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 82)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh của hiệu trưởng

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lý chỉ đạo, phối hợp các lực

lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Để thực hiện được các nội dung và nhiệm vụ phối hợp các lực lượng GDĐĐ cho học sinh cần thiết phải có một cơ chế quản lý và chỉ đạo phối hợp phù hợp.

Mục tiêu của việc xây dựng cơ chế quản lý và chỉ đạo phối hợp là xây dựng được những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; xác định được cách thức phối hợp, ai chịu trách nhiệm quản lý, điều hành? ai phối hợp hoạt động? những việc phải làm theo quy trình....

Việc xây dựng cơ chế là xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội tạo ra quá trình GD thống nhất và liên tục trong không gian và theo thời gian. Xây dựng được cơ chế phối hợp là tạo ra thể thống nhất về nhận thức và hành động, tạo ra đồng thuận trong hoạt động thì hiệu quả hoạt động sẽ được nâng cao và hoạt động có chất lượng.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Cơ chế tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong GDĐĐ học sinh thực chất là cách tổ chức việc phối hợp thơng qua đó thực hiện sự tác động qua lại giữa các lực lượng tham gia nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung đặt ra. Nó bao gồm những mối quan hệ đa dạng nhiều chiều, cơ chế tổ chức các lực lượng tham gia GD và phối hợp GD thể hiện qua các nội dung sau:

niềm tin của phụ huynh, của Đảng, của chính quyền và nhân dân địa phương đối với nhà trường; đó là tiền đề quan trọng cho sự phối hợp các lực lượng.

- Gắn nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc GDĐĐ cho học sinh, đảm bảo việc GD HS được diễn ra đồng bộ, trong mọi hoàn cảnh và mọi thời gian khác nhau.

- Có cơ chế phối hợp hoạt động, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể đến từng thành viên tham gia phối hợp hoạt động.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng tổ chức hội nghị đầu năm học bàn về việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa Nhà trường, Gia đình và Xã hội về việc GDĐĐ cho học sinh.

Thành phần tham dự:

+ Đại diện lãnh đạo địa phương và các tổ chức Chính trị xã hội trên địa bàn

+ Đại diện hội cha mẹ học sinh các khối lớp

+ Hội đồng sư phạm nhà trường và các tổ chức Đoàn thể trong trường Nội dung hội nghị:

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Gia đình có một vị trí rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung và đạo đức nói riêng của học sinh. Vì vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc GD học sinh là một đòi hỏi tất yếu và trách nhiệm của cả hai phía gia đình và nhà trường. Song thực tế của quá trình phối hợp chỉ ra rằng: Nhà trường phải đóng vai trị chủ đạo hạt nhân, chủ trì sự phối hợp này là GVCN lớp. Tất nhiên mọi GV ở mức độ nào đó cũng phải phối hợp với CMHS, nhưng mối liên hệ đó khơng thường xun.

Các nội dung Nhà trường cần thực hiên để phối hợp giữa gia đình và nhà trường:

- Thăm gia đình học sinh: Là một hình thức phổ biến được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả tới từng học sinh. Trong khi thăm hỏi gia đình, GVCN có thể tìm hiểu được cụ thể hồn cảnh sống, lao động, học tập và tu dưỡng của học sinh, hiểu được sự GD của gia đình, cùng gia đình kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình GD.

- Mời CMHS đến trường: Thường được BGH hay GVCN lớp sử dụng trong trường hợp học sinh vi phạm kỉ luật học tập, vi phạm đạo đức thường xuyên hoặc vi phạm ở mức độ trầm trọng. Nhà trường có thể mời CMHS tới thơng báo tình hình, cùng CMHS tìm những biện pháp thích hợp để GD học sinh có hiệu quả.

- Thông qua sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình: Sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình là biện pháp hữu hiệu, là phương tiện trao đổi thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường.

- Trao đổi thư từ, điện thoại với cha mẹ học sinh: Trao đổi thư từ, điện thoại với CMHS cũng là một hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Hình thức này được sử dụng để thơng báo tình hình học tập, tu dưỡng đạo đức của học sinh giữa GVCN và CMHS đặc biệt là khi có những biến động, những biểu hiện đột xuất.

- Phối hợp với gia đình thơng qua cơ quan CMHS làm việc: Đây là một hình thức sẽ mang lại hiệu quả cao trong GD, song thực tế lại ít được quan tâm đúng mức, thậm chí cịn ở nhiều nơi cịn chưa hề thực hiện. Hình thức này nên được sử dụng với mọi trường hợp kể cả thường kỳ lẫn đột xuất, với cả học sinh ngoan, học sinh bình thường và học sinh hư. Đặc biệt có hiệu quả với các bậc CMHS có thành tích trong cơng tác giáo dục con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Phối hợp với gia đình thơng qua việc tổ chức hội CMHS: Hội CMHS là một tổ chức quần chúng của CMHS được thành lập với sự tư vấn của nhà trường. Hội có vai trị to lớn trong việc liên kết với những tác động GD của nhà trường với gia đình và xã hội.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội:

- Nhà trường và các tổ chức xã hội ở địa phương phối hợp xây dựng môi trường GD lành mạnh ở trong cộng đồng dân cư.

- Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể phải quan tâm xây dựng gia đình văn hóa mới thơng qua các phong trào gia đình văn hóa. Việc đó là vơ cùng cần thiết bởi lẽ khơng khí gia đình êm đềm hịa thuận, người lớn mẫu mực trong cuộc sống, lao động cần cù nghiêm túc, say mê học tập, luôn quan tâm đến con em sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý thức động cơ, thái độ, nghị lực học tập và rèn luyện của con em và chính điều đó là động lực thôi thúc các em vươn lên trong học tập, rèn luyện tốt hơn để xứng đáng với gia đình và góp phần phát huy truyền thống gia đình.

- Xây dựng mơi trường lành mạnh cịn thực hiện thông qua việc tổ chức phối hợp với các cơ quan công an, y tế các tổ chức hội... bằng nhiều hình thức như kết nghĩa đỡ đầu, bảo trợ tham gia tổ chức hoạt động GD học sinh.

- Xây dựng môi trường GD lành mạnh bằng cách nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xóa bỏ và kiểm sốt các tụ điểm vui chơi khơng lành mạnh ở khu vực trường đóng và ở nơi các em sinh sống. Bên cạnh đó tạo điều kiện tổ chức nhiều sân chơi phù hợp với các em trong nhà trường, cả khu dân cư.

- Nhà trường và xã hội phối hợp tạo ra quá trình GD thống nhất và liên tục trong không gian và theo thời gian.

+ Thống nhất những quy định GD giữa nhà trường và xã hội.

+ Thống nhất những hoạt động ở cộng đồng để học sinh tham gia tại cộng đồng như: Vui chơi, giữ gìn an ninh, phòng chống các tệ nạn xã hội (cờ bạc, số đề, rượu chè, nghiện hút…), bảo vệ môi trường.

- Nhà trường phối hợp với xã hội nhằm phát huy tiềm năng về vật chất và tinh thần thuận lợi cho việc GDĐĐ học sinh.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

PHHS, các tổ chức đoàn thể tại địa phương, tổ chức các cuộc họp định kỳ và họp đột xuất khi có vấn đề xảy ra liên quan đến việc học tập và đạo đức của HS.

Có kế hoạch phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể nhà trường cũng như địa phương để chăm lo giáo dục cho HS.

Nhà trường có lịch hoạt động mỗi tháng một lần trong việc tiếp đón và phản hồi thông tin cho PHHS về kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)