3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh của hiệu trưởng
3.2.4. Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, chỉ đạo kế
giáo dục đạo đức học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm tốt công tác tổ chức, giao nhiệm vụ cụ thể và chỉ đạo sát sao đội ngũ thực hiện theo kế hoạch đã đề ra sẽ giúp cho CBQL, các tổ chức trong nhà trường, GVCN, GV bộ mơn nắm được và hiểu rõ các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục để tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh một cách phù hợp, linh hoạt, sáng tạo và đạt hiệu quả cao.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng phải lưu ý đến công tác lựa chọn giáo viên, cán bộ để giao việc sao cho “đúng người đúng việc”. Vì vậy Hiệu trưởng phải biết rõ năng lực chuyên môn cũng như điểm mạnh, điểm yếu của từng người. Khi đã chọn người nào phải tạo mọi điều kiện để họ được bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất chính trị.
Tuỳ theo đặc điểm của nhà trường trường ( trường có 01 phó Hiệu trưởng, 2 phó Hiệu trưởng), Hiệu trưởng có thể trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức hoặc phân cấp quản lý cho một phó Hiệu trưởng.
Yêu cầu của công tác tổ chức thực hiện:
- Phải bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Sở GD& ĐT và của trường THPT.
- Các tổ chức, tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, cần xác định rõ vị trí, chức năng và vai trò cụ thể trong hệ thống giáo dục đạo đức của trường.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, và các bộ phận trong trường: thiết bị, thư viện, phịng hành chính, để mọi hoạt động đều hướng về việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
a) Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng chun mơn
Phó Hiệu trưởng chun mơn ngồi việc quản lý chất lượng văn hố, còn quản lý chất lượng giáo dục đạo đức thông qua bộ môn đặc biệt là môn giáo dục công dân và các môn xã hội khác.
Hầu hết các học sinh đều xem nhẹ những môn như Sử, Địa, Giáo dục công dân. Các em thường cho rằng những môn này là những môn phụ. Mặt khác với phương pháp giảng dạy nặng nề lý thuyết, khô khan, trừu tượng, khiến các em thiếu hứng thú khi tiếp thu kiến thức các mơn học này. Phó Hiệu trưởng chun mơn chỉ đạo giáo viên bộ môn soạn giáo án và lên lớp phải nêu bật được trọng tâm kiến thức khoa học và tính tư tưởng, giáo dục đạo đức thông qua bài học. Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra, đánh giá coi đây là một trong những tiêu chuẩn đánh giá xếp loại cuối năm của giáo viên.
b) Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục đạo đức, truyền thống, hoạt động ngoài giờ lên lớp và cơ sở vật chất
Dựa vào kế hoạch của trường, cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức theo từng tuần, tháng và học kỳ. Phân công trách nhiệm các bộ phận kiểm tra tiến độ thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kịp thời.
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ, cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên và các tổ chức trong trường như: Hội Chữ thập đỏ, Hội phụ huynh...Các hoạt động này phải đa dạng, phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Cần thực hiện xã hội hoá trong giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo điều kiện tài chính, cơ sở vật chất thuận lợi, thu hút học sinh tham gia.
Tổ chức các buổi giao lưu với cựu học sinh trường đạt thành tích cao trong học tập và thành đạt trong cuộc sống, hoặc giao lưu với các điển hình tiên tiến trong chiến đấu, trong lao động và sản xuất ở địa phương.
Giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần nên sử dụng hợp lý, khoa học sẽ có tác dụng nhiều trong giáo dục đạo đức. Cần phối hợp với Đoàn thanh niên chuẩn bị chương trình sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, tránh lập đi lập lại điệp khúc “Hát Quốc Ca - sơ kết thi đua - nhắc nhở thực hiện nội quy” sẽ gây nhàm chán mà sau khi thực hiện các bước trên nên thêm vào chương trình mục tuyên dương học sinh tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, đọc một câu chuyện hay trong sách rút ra ý nghĩa giáo dục, đố vui hàng tuần về lĩnh vực khoa học, văn hoá, xã hội…
Đánh giá thi đua cuối năm ở các lớp, qua đó đánh giá những thành quả đạt được, những mặt hạn chế trong công tác chủ nhiệm, nguyên nhân dẫn đến những kết quả trên và đưa ra biện pháp trong năm học mới. Việc đánh giá thi đua phải kèm theo sự động viên khen thưởng, mức độ tuỳ từng trường hợp nhưng qua đó nói lên được sự quan tâm của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm.
Vào đầu năm học giáo dục cho học sinh ý thức chấp hành nội quy nhà trường, giữ gìn, bảo vệ tài sản chung, dán tên học sinh vào bàn, giao trách nhiệm cụ thể cho từng học sinh. Hàng tuần trong buổi hợp giao ban, giáo viên chủ nhiệm sẽ báo cáo nếu có vấn đề đặc biệt từ phía học sinh hoặc cơ sở vật chất của lớp học bị hư hỏng để nhà trường sửa chữa kịp thời.
Phối hợp với Đoàn thanh niên đưa chỉ tiêu lớp học sạch sẽ, bảo quản cơ sở vật chất tốt vào trong kế hoạch thi đua của Đoàn, kiểm tra và đánh giá hàng tuần, tháng và học kỳ.
Phân công từng lớp chịu trách nhiệm vệ sinh, chăm sóc cây cảnh ở các khu vực trong khn viên trường.
Cuối năm học kiểm tra, đánh giá về cơng tác cơ sở vật chất, qua đó biết được số tài sản còn sử dụng được, số tài sản cần phải tu bổ, ngân sách chi cho sửa chữa, so với kế hoạch nhà nước cho phép để từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng.
giao ban với giáo viên chủ nhiệm đầu tuần hoặc qua bảng thông báo đặt ở phòng giáo viên.
Nội dung chỉ đạo gồm những việc sau:
- Nắm vững tình hình, đặc điểm học sinh lớp mình, (khối 10, 11, 12 sự phát triển tâm lý lứa tuổi...) những yêu cầu của ngành, của trường trong công tác giáo dục đạo đức, từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức đặc trưng cho lớp mình.
- Theo dõi và phản ánh tình hình học tập rèn luyện của học sinh, những khó khăn của lớp mình.
- Hiểu được hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý của học sinh, đặc biệt của những học sinh cá biệt, từ đó có biện pháp giúp đỡ.
- Phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên và cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh lớp mình.
- Phối hợp với giáo viên bộ mơn để có thơng tin và biện pháp kịp thời đối với lớp chủ nhiệm.
- Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh cơng bằng, khách quan chính xác. Tuỳ theo đặc điểm lớp học, khả năng giáo viên, Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng) sẽ phân cơng GVCN cho phù hợp.
Mỗi học kỳ, Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) thơng qua khối trưởng chủ nhiệm để đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm ở từng khối. Việc đánh giá này dựa vào kết quả thi đua của lớp và kế hoạch chủ nhiệm (sổ chủ nhiệm).Việc đánh giá này phải khách quan công bằng, thấy được những cố gắng nỗ lực của giáo viên đối với công tác chủ nhiệm và động viên nhắc nhở những giáo viên thiếu quan tâm đến lớp.
Mỗi tháng, Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) đều kiểm tra sổ liên lạc, đây là hình thức giúp Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) khái quát được tình hình học tập rèn luyện của mỗi lớp, cũng như đánh giá của GVCN có gì sai sót khơng để nhắc nhở sửa chữa kịp thời trước khi chuyển sổ liên lạc cho phụ huynh học sinh.
Cuối năm học, Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng) tổng kết cơng tác chủ nhiệm, cần khen thưởng những cá nhân đạt thành tích trong cơng tác chủ nhiệm, coi trọng việc nêu gương, nhân điển hình tiên tiến trong trường.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cán bộ giáo viên trực tiếp tham gia giáo dục học sinh phải là người có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất chính trị tốt.
Cán bộ giáo viên trong trường phải nắm được các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh.
Có kế hoạch phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Có kế hoạch về nguồn ngân sách để CBGV đặc biệt là GVCN được học tập, trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn về công tác tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.