Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 60)

Để hiểu rõ được thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên về các mặt cụ thể sau đây:

2.5.1. Công tác xây dựng kế hoạch

Bảng 2.11: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT Quan Lạn TT Nội dung Mức độ đánh giá Thứ hạng Tốt Khá TB Yếu X SL % SL % SL % SL % 1

Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ học sinh đầy đủ mục tiêu, nội dung, hình thức cho cả năm học

19 57,57 11 33,33 3 9,09 0 0 3,48 1

2 Xây dựng kế hoạch GDĐĐ theo chủ điểm 15 45,45 15 45,45 3 9,09 0 0 3,36 2

3 Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi

dưỡng về GDĐĐ cho GV 13 39,39 15 45,45 5 15,15 0 0 3,24 3 4 Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, trang

thiết bị cần thiết cho hoạt động GDĐĐ 14 42,42 13 39,39 6 18,18 0 0 3,24 3 5 Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực

lượng trong GDĐĐ học sinh 14 42,42 13 39,39 6 18,18 0 0 3,24 3 6 Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

Qua khảo sát ý kiến của CBQL và GV, kết quả bảng 2.11 cho thấy: 100% số ý kiến được hỏi cho rằng nhà trường đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh, điểm trung bình từ 3,21 đến 3,48; các nội dung số 1,2 thực hiện ở mức độ Tốt, các nội dung 3,4,5,6 thực hiện ở mức độ khá; cụ thể như sau:

- Nội dung số 1, “Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ học sinh đầy đủ mục tiêu, nội dung, hình thức .. cho cả năm học” có 57,57% CBGV đánh giá thực hiện tốt; 33.33% đánh giá ở mức khá và có 9,09% đánh giá ở mức trung bình, khơng có ý kiến nào đánh giá ở mức yếu.

- Nội dung số 2 “Xây dựng kế hoạch GDĐĐ theo chủ điểm”: 45,45% đánh giá mức tốt; 45,45% đánh giá mức khá, tuy nhiên vẫn còn 9,09% cho rằng việc thực hiện công tác này chỉ dừng lại ở mức độ trung bình.

- Với các nội dung: Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động GDĐĐ; Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh, có cùng 42,42% CBGV cho rằng nhà trường đã thực hiện tốt và 39.39% đánh giá thực hiện ở mức khá ngồi ra cịn tới 18,18% ý kiến cho rằng mức độ thực hiện công tác này của nhà trường chỉ ở mức trung bình.

Kết quả phân tích trên cho thấy: cơng tác xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDĐĐ HS ở trường THPT Quan Lạn được đánh giá không cao, tỷ lệ GV đánh giá mức độ Tốt ở các nội dung đều dưới 50 %, còn lại là mức độ Khá và Trung bình, khơng có mức độ yếu. Trao đổi với cán bộ, giáo viên trong trường, có nhiều ý kiến cho rằng: việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch GDĐĐ chỉ là hình thức, lãnh đạo phê duyệt rồi để đấy, hoạt động GDĐĐ do GV chủ động theo kinh nghiệm mà chưa có sự được triển khai, hướng dẫn cụ thể của nhà trường, nhiều GV tập trung vào dạy kiến thức cho HS để ứng phó với thi cử. Trao đổi với Ban Giám hiệu nhà trường, chúng tôi được biết: Việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức và xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm học, từng học kỳ do đồng chí Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng sau đó triển khai đến các tổ chuyên môn, các ban ngành trong trường và các giáo viên chủ nhiệm cùng

các giáo viên bộ mơn. Do đó các mục tiêu GDĐĐ cho học sinh rất sát thực và có tính khả thi cao vì đã cân đối được các thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, mặt yếu, các nguồn lực về con người và tài chính…Kế hoạch cũng được đồng chí Hiệu trưởng phân định thời gian, phân công người phụ trách cho từng nội dung giáo dục cụ thể trong từng giai đoạn và cả năm học.

2.5.2. Công tác tổ chức

Đây là một nội dung quản lý được đánh giá rất quan trọng ở trường THPT Quan Lạn trong những năm qua. Kết quả khảo sát về thực trạng công tác tổ chức được thể hiện trên bảng 2.12.

Bảng 2.12: Thực trạng công tác tổ chức hoạt động GDĐĐ học sinh

TT Nội dung Mức độ đánh giá Thứ hạng Tốt Khá TB Yếu X SL % SL % SL % SL % 1 Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện GDĐĐ cho học sinh 22 66,66 8 24,24 3 9,09 0 0 3,57 1 2 Xây dựng các lực lượng tham gia GDĐĐ cho học sinh

18 54,54 12 36,36 3 9,09 0 0 3,45 2

3

Sắp xếp bố trí nhân sự, phân cơng trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, tài chính ..

18 54,54 11 33,33 4 12,12 0 0 3,30 3

4

Phân cấp cho tổ chuyên môn triển khai và thực hiện tích hợp GDĐĐ thơng qua các hoạt động dạy học

19 57,57 10 30,30 4 12,12 0 0 3,45 2

Kết quả trên bảng 2.12: công tác tổ chức được CB-GV trường THPT Quan Lạn đánh giá ở các mức độ Tốt, điểm trung bình từ 3,30 đến 3,57.

Xếp ở vị trí số 1, nội dung “Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện GDĐĐ học sinh”; xếp vị trí thứ 2 là nội dung số 2 và số 4: “Xây dựng các lực lượng tham gia GDĐĐ cho học sinh” và “Phân cấp cho tổ chuyên môn triển khai và thực hiện tích hợp GDĐĐ thơng qua các hoạt động dạy học”; xếp vị trí cuối là

nội dung số 3: “Sắp xếp bố trí nhân sự, phân cơng trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, tài chính ..”.

Xét về tổng thể (điểm trung bình) được đánh giá ở mức độ Tốt, tuy nhiên độ phân tán các phương án trả lời cao, tỷ lệ CB-GV đánh giá ở mức độ khá và trung bình nhiều, cụ thể: ở tất cả các tiêu chí đánh giá, tỷ lệ CB-GV đánh giá ở mức độ khá và trung bình đạt gần 50 %. Theo chúng tơi, trong thời gian tới trường THPT Quan Lạn cần tiếp tục quan tâm nội dung này, để đạt được hiệu quả cao trong quản lý, Nhà trường cần có biện pháp quản lý tốt hơn trong thời gian tới.

2.5.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện

Chỉ đạo đội ngũ thực hiện các nội dung GDĐĐ học sinh theo đúng kế hoạch, đúng nội dung và yêu cầu một cách sát sao là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả quản lý cho nhà trường. Để tìm hiểu thực trạng cơng tác chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT Quan Lạn, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBGV nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.13: Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động GDĐĐ học sinh TT Nội dung TT Nội dung Mức độ đánh giá Thứ hạng Tốt Khá TB Yếu X SL % SL % SL % SL % 1

Chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục GDĐĐ thơng qua dạy học các môn học chiếm ưu thế

17 51,51 13 39,39 3 9,09 0 0 3,42 1

2

Chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoại khóa mơn học nhằm tăng cường GDĐĐ HS

16 48,48 15 45,45 2 6,06 0 0 3,42 1

3

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề GDĐĐ HS

15 45,45 16 48,48 2 6,06 0 0 3,39 3

4

Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích bài học tích hợp giáo dục đạo đức

13 39,39 16 48,48 4 1,12 0 0 3,27 4

5 Chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng

năng lực cho giáo viên 13 39,39 15 45,45 5 15,15 0 0 3,24 5 6 Chỉ đạo việc xây dựng kế

Kết quả khảo sát trên bản 2.13 cho thấy: công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ học sinh đã được Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên kết quả thực hiện một số nội dung chưa cao. Các nội dung từ số 1 đến 4 có điểm trung bình từ 3,27 đến 3,42 trong khung đánh giá mức độ Tốt, tuy nhiên tiệm cận với mức độ Khá. Các nội dung số 5, 6 có điểm trung bình từ 3,09 đến 3,24 chỉ được đánh giá ở mức độ khá.

Tỷ lệ CB, GV đánh giá cao nhất là nội dung “Hiệu trưởng chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục GDĐĐ thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế” với 51,51% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức độ tốt; 39,39% đánh giá ở mức độ khá; 9,09% đánh giá ở mức độ trung bình, khơng có đánh giá ở mức yếu. Các nội dung số 3, 4, 5 được đánh giá ở mức độ tốt tương đối ngang nhau; nội dung số 6 “Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng đạt được của học sinh” được đánh giá ở mức độ thấp nhất với 30,3% ý kiến đánh giá thực hiện tốt; 48,48% đánh giá mức khá và 21,21% đánh gia ở mức trung bình.

2.5.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá

Thực hiện tốt chức năng kiểm tra giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả tác động quản lý của chủ thể. Trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng "làm ít báo cáo nhiều", hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động. Do vậy để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBGV, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14: Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức học sinh TT Nội dung TT Nội dung Mức độ đánh giá Thứ hạng Tốt Khá TB Yếu X SL % SL % SL % SL % 1

Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên và định kỳ trong năm học

18 54,54 8 24,24 7 21,21 0 0 3,33 1

2

Xây dựng các lực lượng kiểm tra, công cụ kiểm tra đánh giá

15 45,45 10 3,.3 8 24,24 0 0 3,21 2

3

Có phương pháp hợp lý và tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả ĐĐ HS theo từng học kỳ và từng năm học 12 36,36 14 42,42 7 21,21 0 0 3,15 4 4 Kịp thời phê bình, nhắc nhở những cá nhân vi phạm và tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân xuất sắc

13 39,39 13 39,39 7 21,21 0 0 3,18 3

Phân tích kết quả trên bảng 2.14: CB-GV đánh giá công tác kiểm tra hoạt động GDĐĐ ở trường THPT Quan lạn ở mức độ khá, điểm trung bình đạt được từ 3,15 đến 3,33. Tuy nhiên, tỷ lệ CB-GV đánh giá ở mức độ Trung bình tương đối cao, cụ thể: nội dung số 1, 3, 4 “ Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên và định kỳ trong năm học”; “Có phương pháp hợp lý và tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả đạo đức học sinh theo từng học kỳ và từng năm học” và “Kịp thời phê bình, nhắc nhở những cá nhân vi phạm và tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân xuất sắc” đều có tỷ lệ CB- GV đánh giá ở mức trung bình ở mức 21,21%; nội dung số 2 “Xây dựng các lực lượng kiểm tra, cơng cụ kiểm tra” có tới 24,24 % CB-GV đánh giá ở mức trung bình.

Như vậy có gần ¼ CBGV trường THPT Quan Lạn đánh giá cơng tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ học sinh ở mức độ trung bình, điều này chứng tỏ công tác quản lý được đánh giá chưa cao. Qua thực tế, trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của nhà trường thì việc kiểm tra đánh

giá công tác GDĐĐ học sinh của trường thường được thực hiện hàng tuần, cuối học kỳ và kết thúc năm học, tuy nhiên kết quả thực hiện sau kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên được rút kinh nghiệm, vì thế hiệu quả của công tác này ở trường THPT Quan Lạn trong thời gian qua là không cao.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn

2.6.1. Những kết quả đạt được

Trường THPT Quan Lạn đã có sự quan tâm quản lý hoạt động giáo GDĐĐ học sinh, kết quả việc GDĐĐ học sinh của trường tương đối cao, số học sinh có hạnh kiểm tốt, khá các năm chiếm tỷ lệ từ 84% đến 87.44%, đã đào tạo ra những công dân tốt cho xã hội.

Tuy nhiên, số học sinh có hạnh kiểm trung bình - yếu cũng là một con số không nhỏ (9% đến 13,0%). Tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức lối sống cịn nhiều, cơng tác quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh cịn có những tồn tại hạn chế, cụ thể:

- Việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ của nhà trường chưa được đánh giá cao, chưa phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, nhiều GV đánh giá hoạt động này cịn hình thức.

- Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ của Nhà trường được đánh giá ở mức độ Tốt, nhìn chung khá hợp lý. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động chưa đồng bộ dẫn đến kết quả chưa cao.

- Nội dung các hoạt động GDĐĐ có thực hiện nhưng chỉ ở mức độ trung bình, chưa thu hút được học sinh thực sự muốn tham gia để rèn luyện.

- Tiến hành sử dụng các phương pháp GDĐĐ chưa được tốt, học sinh chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện của bản thân.

- Vai trò của các lực lượng đã được thể hiện thông qua các hoạt động giáo dục cụ thể nhưng vẫn chưa có được sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ.

- Công tác kiểm tra đánh giá cũng đã thể hiện được bằng việc xây dựng được hệ thống kiểm tra đánh giá và được số hoá bằng điểm. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời. Việc đánh giá động viên khen thưởng hầu như nhà trường làm chưa tốt.

- Ý thức thực hiện nội quy của học sinh chưa cao, nhiều em thường xuyên vi phạm. Số học sinh thi thoảng vi phạm nội quy ở mức cao có nội dung đến 50%

2.6.2. Nguyên nhân thực trạng

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ ở trường THPT Quan Lạn có thể do một số nguyên nhân sau đây:

2.6.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Do các cấp lãnh đạo và xã hội đánh giá việc giáo dục ở các trường thường nghiêng về chất lượng văn hoá (tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lớp 12 và đại học, cao đẳng) nhiều hơn là chất lượng về đạo đức, vì thường quan niệm học lực kém, văn hố kém sẽ đi đơi với ý thức kém. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến sự nhận thức của các cán bộ quản lý và ảnh hưởng đến việc xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường.

- Do ảnh hưởng của gia đình và mơi trường xã hội phần nào tác động đến hiệu quả giáo dục đạo đức của nhà trường.

- Do phần lớn GVCN mới ra trường, tuổi đời, tuổi nghề cịn ít nên thiếu kinh nghiệm về cuộc sống lẫn biện pháp giáo dục.

- Mặt khác, do tiền lương khơn phù hợp với tình hình giá cả thị trường hiện nay, giáo viên phải làm thêm nghề phụ hoặc đi dạy một số trường nên ít quan tâm và đầu tư cơng sức vào công tác chủ nhiệm.

2.6.2.2. Nguyên nhân chủ quan

- Cán bộ quản lý chưa đánh giá đúng vai trò của giáo dục nhà trường là chủ đạo và quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, đặc biệt trong giáo dục đạo đức.Vì vậy việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ

cụ thể trong từng giai đoạn thường bị xem nhẹ và chưa đặt ngang tầm với việc xây dựng kế hoạch giảng dạy. Thường kế hoạch GDĐĐ chỉ đưa vào một phần kế hoạch của năm và sau đó ít được triển khai vào các hoạt động của trường.

- Công tác GDĐĐ chưa được tuyên truyền rộng rãi trong tập thể giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)