1.3. Lý luận về giáo dục đạo đức học sinh trong trườngTHPT
1.3.6. Phương pháp giáo dục đạo đức
Phương pháp GDĐĐ là cách thức tác động của các nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất cần thiết. Về cơ bản phương pháp giáo dục được chia thành 3 nhóm chính:
+ Nhóm phương pháp thuyết phục: Thuyết phục là nhóm các phương pháp tác động đến nhận thức, tình cảm của con người để hình thành cho họ ý thức, thái độ tốt đẹp với cuộc sống. Nhóm phương pháp này gồm:
Phương pháp khuyên giải: Khuyên giải là phương pháp gặp gỡ, trị truyện, tâm tình riêng của nhà giáo dục với đối tượng cần giáo dục để khuyên răn, giải thích những điều hay lẽ phải, làm rõ những khái niệm đạo đức, những nội dung, qui tắc, chuẩn mực xã hội mà mỗi người cần phải tuân theo..
Phương pháp trao đổi, đối thoại: Là phương pháp tác động của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục bằng tổ chức trao đổi, đối thoại. Trao đổi, đối thoại là phương pháp cởi mở, các bên nêu ra quan điểm, những vướng mắc để cùng nhau phân tích, tìm cách giải đáp, cùng đi đến lẽ phải.
Phương pháp nêu gương - làm gương: Là phương pháp dùng những tấm gương cụ thể người tốt, việc tốt, những lý tưởng cao đẹp… tác động vào đời sống tình cảm, ý thức của học sinh.
+ Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động: là quá trình tổ chức đưa học sinh vào hoạt động để rèn luyện đạo đức tạo nên thói quen hành vi. Nhóm này gồm hai phương pháp:
Phương pháp luyện tập (rèn luyện): Là phương pháp đưa học sinh vào các hoạt động có kế hoạch, có mục đích trong một thời gian dài để tạo cho họ thói quen hành vi. Luyện tập cần được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay từ lức trẻ còn ở gia đình, lớn lên trong nhà trường. Luyện tập càng đa dạng phong phú, các hoạt động càng đa dạng thì giá trị giáo dục càng cao. Do đó nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động để học sinh được rèn luyện đạo đức
Phương pháp đưa học sinh vào cuộc sống xã hội: đây là phương pháp gắn liền cuộc sống của học sinh với thực tiễn xã hội, từ đó các em trưởng thành theo những yêu cầu của xã hội.
+ Nhóm phương pháp kích thích hành vi đạo đức: Đây là nhóm phương pháp tác động vào mặt tình cảm của đối tượng giáo dục nhằm tạo ra những phấn chấn, thúc đẩy tính tích cực hoạt động đồng thời giúp người có khuyết điểm nhận ra và khắc phục sai lầm đã mắc. Nhóm phương pháp này gồm:
Phương pháp khen thưởng: Khen thưởng là biểu thị sự hài lịng, cơng nhận của tập thể, của cấp trên với những tập thể và cá nhân hoàn thành tốt một nhiệm vụ nào đó.
Phương pháp trách phạt: Trách phạt là biểu thị sự khơng đồng tình, sự lên án của nhà giáo dục với những hành vi sai lầm của học sinh.
Phương pháp thi đua: Là phương pháp khích lệ tập thể, cá nhân học sinh cố gắng để giành thắng lợi trong hoạt động nào đó. Qua phong trào thi đua, sẽ kích thích học sinh học tập và rèn luyện để tự khẳng định bản thân.