Thực trạng hoạt động GDĐĐ học sin hở trườngTHPT Quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 60)

2.4. Hoạt động GDĐĐHS tại trườngTHPT Quan Lạn huyện Vân Đồn

2.4.2. Thực trạng hoạt động GDĐĐ học sin hở trườngTHPT Quan

huyện Vân Đồn

2.4.2.1. Nội dung giáo dục đạo đức

Tìm hiểu những nội dung GDĐĐ học sinh và mức độ nhà trường đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBGV, PH và HS nhà trường, kết quả cụ thể trên bảng 2.7.

Bảng 2.7: Thực trạng các nội dung GDĐĐ cho HS TT Nội dung TT Nội dung Kết quả đánh giá CBQL, GV Phụ huynh Học sinh X Thứ hạng X Thứ hạng X Thứ hạng 1 u nước, u hồ bình ,u CNXH 3.5 6 3.3 5 3.4 4 2 Lòng nhân ái, vị tha, thương yêu con

người. 3.5 6 3.3 5 3.4 4 3 Thật thà, trung thực. 3.7 1 3.5 1 3.7 1 4 Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể. 3.7 1 3.3 5 3.7 1 5 Thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu. 3.2 9 3.0 8 3.0 8 6 Giáo dục sức khoẻ sinh sản, hôn nhân,

hạnh phúc gia đình 3.2 9 3.0 8 3.0 8 7 Giáo dục lối sống văn hoá 3.7 1 3.5 1 3.4 4 8 Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi

trường 3.0 11 2.7 11 3.0 8 9 Ý thức tham gia giữ gìn trật tự an ninh,

phòng tránh các tệ nạn xã hội 3.0 11 3.0 8 3.0 8 10 Đức tính hiếu thảo; biết ơn ông bà, cha

mẹ, thầy cơ; kính trên nhường dưới. 3.7 1 3.5 1 3.7 1 11 Tôn trọng nội qui, pháp luật 3.7 1 3.5 1 3.4 4

12 Có ý thức vượt khó, cố gắng vươn lên

trong học tập 3.4 8 2.7 11 3.0 8

Thơng qua kết quả phân tích trên bảng 2.7 cho thấy: 12 nội dung GDĐĐ cho HS đều được Nhà trường, GV tổ chức thực hiện, các nội dung GDĐĐ cho HS được thực hiện ở mức độ rất thường xun và thường xun, khơng có nội dung nào được đánh giá ở mức độ “ít thực hiện” và “khơng thực hiện”.

Các nội dung được tổ chức thực hiện ở mức độ “rất thường xuyên” bao gồm: trung thực, thật thà; đồn kết, hiếu thảo với ơng bà cha mẹ; tôn trọng nội quy pháp luật; u nước, u hồ bình ,u CNXH; Tinh thần đồn kết, ý thức tập thể ... được đánh giá với mức điểm trung bình từ 3,5 đến 3,7. Các nội dung cịn lại: giáo dục giới tính; lịng nhân ái vị tha; ý thức vượt khó vươn lên trong học tập; Giáo dục lối sống văn hoá; .... được đánh giá ở mức độ “thường xuyên thực hiện” với mức điểm đánh giá trung bình từ 3.0 đến 3.4.

So sánh kết quả đánh giá giữa CBGV với PH và HS thấy rằng: PH đánh giá thấp hơn so với đánh giá của CBGV và HS, nguyên nhân có thể là do PH ít tham gia các hoạt động GDĐĐ cùng với nhà trường. Người thực hiện và người tiếp thu những nội dung này là CBGV và HS, do vậy họ có những đánh giá tương đối chính xác hơn so với PH.

Thông qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy, trong thời gian qua trường THPT Quan Lạn đã thực hiện tương đối đa dạng các nội dung GDĐĐ cho học sinh và mức độ tổ chức được đánh giá ở mức thường xuyên và rất thường xuyên. Tuy nhiên, tỷ lệ HS vi phạm đạo đức còn cao, câu hỏi đặt ra là nguyên nhân từ đâu? Để giải đáp những nội dung trên chúng tơi tiếp tục tìm hiểu các hình thức và phương pháp tổ chức giáo dục.

2.4.2.2.Các hình thức giáo dục đạo đức

Để kết làm tốt hoạt động GDĐĐ học sinh đòi hỏi người CBGV và các tổ chức phối hợp phải khơng ngừng sáng tạo, tìm tịi các biện pháp, hình thức tổ chức phong phú, có như vậy mới thu hút được sự quan tâm của học sinh. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tơi tiến hành trưng cầu ý kiến của CBGV, PHHS và HS nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8: Thực trạng các hình thức GDĐĐ học sinh

TT Hình thức GDĐĐ

Đối tượng đánh giá CBQL, GV Phụ huynh Học sinh X Thứ hạng X Thứ hạng X Thứ hạng 1

Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt, tiết học ngoài giờ lên lớp (theo chủ đề trong tuần, trong tháng)

2.8 2 3.0 2 3.1 2

2

Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm

TT Hình thức GDĐĐ

Đối tượng đánh giá CBQL, GV Phụ huynh Học sinh X Thứ hạng X Thứ hạng X Thứ hạng 3

Giáo dục thông qua các hoạt động

của Đoàn thanh niên. 2.7 3 2.7 4 2.8 4

4

Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại...

2.0 10 1.8 10 1.8 10

5

Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi…

2.7 3 2.7 4 2.8 4

6

Tích hợp Giáo dục đạo đức thơng

qua các giờ dạy văn hố trên lớp 3.5 1 3.3 1 3.4 1

7

Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo…

2.2 8 2.4 8 2.5 8

8

Giáo dục thông qua tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu theo chủ đề về đạo đức học sinh

2.5 6 2.5 6 2.6 6

9

Giáo dục thông qua tổ chức đối

thoại, gặp mặt, toạ đàm, diễn đàn. 2.2 8 2.2 9 2.4 9

10

Phát động các phong trào thi đua giữa các khối lớp về việc thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường.

2.5 6 2.5 6 2.6 6

Phân tích kết quả trên bảng 2.8: Các hình thức GDĐĐ học sinh đều được trường THPT Quan Lạn tổ chức thực hiện song ở các mức độ khác nhau và chủ yếu được đánh giá ở mức độ “thường xuyên” và “thi thoảng”.

học ngoài giờ lên lớp (theo chủ đề trong tuần, trong tháng); Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; Giáo dục thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên; Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi .. được đánh giá với mức điểm cao nhất, xếp từ vị trí 1 đến 5. Đây là những hình thức truyền thống được thực hiện qua nhiều năm, nhiều thế hệ học trò và cũng là những quy định nằm trong chương trình bắt buộc của ngành giáo dục.

Các hình thức giáo dục mang tính đổi mới so với một xã đảo như: các hoạt động thực tế, thăm quan dã ngoại; Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo; Giáo dục thông qua tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu theo chủ đề về đạo đức học sinh … thì được đánh giá ở mức thực hiện thấp nhất, qua trao đổi phỏng vấn sâu Thầy giáo Nguyễn Văn H cho rằng: các hình thức này nhà trường ít khi thực hiện nếu có thực hiện thì cũng khơng ở diện rộng mà chỉ có thể tổ chức cho các em là học sinh giỏi được đi tham quan hoặc thực hiện theo chủ để với nhóm nhỏ, ngồi ra một phần cũng do kinh phí nhà trường hạn hẹp, đời sống kinh tế của nhân dân địa phương cịn khó khăn, ngồi ra cịn vấn đề an tồn của các em khi tham gia. Vì vậy nhà trường chưa thường xuyên tổ chức hình thức này trong GDĐĐ cho học sinh.

2.4.2.3. Các phương pháp giáo dục đạo đức

Cũng như các hình thức, các phương pháp giáo dục cũng là một trong các yếu tố hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả GDĐĐ cho học sinh. Kết quả khảo sát các phương pháp GDĐĐ cho học sinh được thể hiện trên bảng 2.9

Bảng 2.9: Thực trạng các phương pháp GDĐĐ cho học sinh

TT Phương pháp GDĐĐ

Đối tượng đánh giá CBQL, GV Phụ huynh Học sinh X Thứ hạng X Thứ hạng X Thứ hạng 1 Nhóm phương pháp thuyết phục: Phương pháp khuyên giải; Phương pháp trao đổi, đối thoại; Phương pháp nêu gương, làm gương …

3,5 1 3,3 1 3,3 1

2

Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động rèn luyện đạo đức học sinh: Phương pháp tổ chức rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức.

Phương pháp đưa học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn

2,7 2 2,5 3 2,5 3

3

Nhóm phương pháp kích thích hành vi đạo đức: Phương pháp khen thưởng; Phương pháp trách phạt; Phương pháp thi đua

2,5 3 2,7 2 2,7 2

Cán bộ, giáo viên trường THPT Quan Lạn chủ yếu sử dụng nhóm phương pháp tuyên truyền, thuyết phục bao gồm các phương pháp: phương pháp khuyên giải; trao đổi, đối thoại; phương pháp nêu gương, làm gương. Kết quả đánh giá của CBGV, PH và HS tương đối giống nhau với điểm trung bình lần lượt là: 3,5; 3,3; 3,3. Hai nhóm phương pháp cón lại được đánh giá ở mức thấp hơn, điểm trung bình gần tiệm cận với mức “thỉnh thoảng”, điều đó cho thấy hiệu quả, tần suất thực hiện chưa cao.

Tìm hiêu sâu hơn, chúng tơi được biêt: hầu hết CBGV nhà trường đã sử dụng nhóm phương pháp thuyết phục trong giáo dục đạo đức cho HS như: thường xuyên khuyên giải, trao đổi, đối thoại với học sinh từ đó tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em để có phương pháp, hình thức giáo dục đạt hiệu quả, ngồi ra bản thân các thày cô giáo cũng tự trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp, đạo đức để làm gương cho các em học sinh trong trường (theo số liệu báo cáo và tham khảo trong hồ sơ lưu trữ của nhà trường mà chúng tôi nắm được, trong

Với truyền thống văn hóa của người Á Đơng thì đây là phương pháp giáo dục đạo đức không những dễ thực hiện nhất, có hiệu quả nhất mà cịn mang tính nhân văn sâu sắc, tuy nhiên nếu khơng có những hình thức giáo dục phong phú và không phối hợp với các phương pháp khác thì hiệu quả giáo dục sẽ khơng cao. Chúng tôi đề xuất: cần thực hiện phối hợp với hai nhóm phương pháp cịn lại, đặc biệt là các phương pháp: Phương pháp tổ chức rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức; phương pháp đưa học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn; phương pháp khen thưởng; phương pháp trách phạt; phương pháp thi đua.

2.4.2.4. Các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức học sinh

Để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đạt hiệu quả cao thì khơng thể thiếu sự tham gia phối kết hợp của gia đình và các tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội, vậy việc phối kết hợp được thực hiện như thế nào ở trường THPT Quan Lạn trong thời gian qua, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của CBGV, PH và HS nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10: Thực trạng công tác phối kết hợp các lực lượng trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Quan Lạn

TT Các lực lượng tham gia GDĐĐHS

Đối tượng đánh giá

CBQL, GV Phụ huynh Học sinh X Thứ hạng X Thứ hạng X Thứ hạng 1 Gia đình (Ơng, bà, cha , mẹ…) 3,6 1 3,5 1 3,5 1 2 Ban giám hiệu nhà trường 3,6 1 3,5 1 3,5 1 3 Cán bộ, giáo viên nhà trường 3,6 1 3,5 1 3,5 1

4 Đoàn thanh niên 3,3 5 2,8 5 3,0 5

5 Ban đại diện cha mẹ học sinh 3,6 1 3,5 1 3,5 1 6 Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương 3,0 6 2,6 6 2,5 6 7 Các tổ chức xã hội (Hội khuyến học,

Hội cựu giáo chức, Hội CCB…) 2,6 7 1,8 8 2,2 8 8 Các cơ quan, ban ngành (Tuyên giáo,

công an, tư pháp, giao thông…) 2,5 8 1,8 8 2,2 8 9 Cộng đồng dân cư nơi cư trú 2,4 9 2,6 6 2,3 7

Qua khảo sát cho thấy: Cả ba đối tượng khảo sát cho rằng các lực lượng như: Gia đình, BGH, CBGV trong trường đã rất thường xuyên phối

hợp trong việc GDĐĐ cho học sinh với mức điểm đánh giá từ 3,5 đến 3,6, sau đó là việc phối hợp với tổ chức Đồn thanh niên.

Việc phối hợp với Cấp ủy, chính quyền địa phương trong GDĐĐ cho học sinh được CBGV đánh giá khá cao với mức điểm 3,0, tuy nhiên PH và HS đánh giá việc phối hợp với lực lượng này chưa cao. Đặc biệt là việc phối hợp với các tổ chức xã hội, với các ban ngành như: Tuyên giáo, Hội khuyến học… được PH và HS đánh giá ở mức thỉnh thoảng mới thực hiện với điểm đánh giá thấp từ 1,8 đến 2,2, khi tìm hiểu nguyên nhân chúng tơi nhận thấy: Các lực lượng này ít khi tới trường, thậm chí có ý kiến cho rằng việc GDĐĐ cho học sinh là cơng việc của các gia đình và nhà trường. Như vậy, có thể thấy trong thời gian tới nhà trường THPT Quan Lạn cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu vai trò của các lực lượng trong việc phối kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)