Bản chất của phương pháp dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn bản thuyết minh (ngữ văn 8) theo dự án (Trang 27 - 31)

Dạy học theo dự án đúng là học trong hành động vì học sinh phải đề

xuất và tham gia những nghiêm cứu có chiều sâu, việc học tập của học sinh được mở rộng ra ngoài những vấn đề trước mắt tạo nên một cuộc cách mạng trong sử dụng phương pháp dạy. Do đó, dạy học theo dự án đạt những mục tiêu như kích thích tư duy bậc cao; rèn kỹ năng giải quyết vấn đề, phát triển kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác; tạo cơ hội dạy học đáp ứng các phong cách khác nhau; tích hợp liên môn; tạo cơ hội đánh giá thực. Chúng tơi tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu sự thay đổi những yếu tố trong cách dạy truyền thống và cách dạy theo dự án, trên cơ sở đó chúng tơi đưa ra những đánh giá.

1.1.3.1. Mục tiêu dạy học

Về kiến thức: Dạy học theo dự án với mục tiêu về kiến thức phải có sự kết hợp vừa lí thuyết lại vừa thực hành trong bài học. Tạo được động cơ và hứng thú trong học tập của học sinh nhằm khám phá kiến thức liên mơn, tồn diện.

Về kỹ năng: Dạy học theo dự án có thể đánh giá là một phương pháp tư

duy bậc cao. Trong cùng một lúc học sinh vừa được tiếp nhận vấn đề, vừa hình thành những tư duy tổng hợp, phê phán, so sánh, đánh giá và sáng tạo; có tính trách nhiệm và tiếp cận gần hơn với thực tiễn cuộc sống bằng cách tạo

ra các sản phẩm thực; hướng đến việc phát triển kỹ năng mềm cho học sinh như kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân… Vì vậy, thơng qua các dự án học sinh tự hình thành ý thức trong tư duy, đồng thời kích thích phát triển các năng lực.

1.1.3.2. Nội dung dạy học

Dạy học theo dự án đưa ra tạo cơ hội để học sinh chủ động tìm hiểu giải quyết những vấn đề mang tính xã hội, tính thời đại ngay tại địa phương mà học sinh đang sinh sống. Chính điều này đã làm cho phương pháp dạy học theo dự án phát triển thêm một mức mới đó là kiến thức khơng phải kiến thức hàn lâm mà kiến thức thực tiễn để hiểu rõ hơn cốt lõi của nội dung bài học.

1.1.3.3. Vai trò người dạy và người học

Vai trò người dạy: Trong cách dạy truyền thống người dạy thực hiện các

thao tác và nhiệm vụ như giáo viên đứng trên bục giảng, ngồi ở bàn giáo viên trong hầu hết giờ học; giáo viên truyền thụ nội dung tri thức và những nội dung này tuân thủ chặt chẽ nội dung và trình tự trong sách giáo khoa; giáo viên thực hiện bài dạy theo 5 bước lên lớp, sử dụng phấn, bảng đen và phương tiện dạy học thường dùng. Học sinh lắng nghe lời dạy, ghi chép và học thuộc; giáo viên đánh giá học tập của học sinh thông qua ghi nhớ/học thuộc lòng và nhận xét, đánh giá cho điểm. Trong khi đó dạy học theo dự án giáo viên được thực hiện những thao tác và nhiệm vụ như giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết; giáo viên giữa vai trò lãnh, tổ chức, định hướng học sinh hoạt động chiếm lĩnh nội dung tri thức; giáo viên xây dựng một quy trình dạy học theo dự án (từ khâu lập kế hoạch đến triển khai kế hoạch đến đánh giá sản phẩm); giáo viên tạo được động cơ, hứng thú để học sinh phát triển ý tưởng dự án từ việc khai thác nội dung trong sách giáo khoa phù hợp với nhu cầu và nhận thức của học sinh; giáo viên khuyến khích học sinh phát triển ý tưởng, thực hiện các dự án để tạo ra những sản phẩm thực; giáo viên đánh giá khuyến khích sự sáng tạo; khuyến khích học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá; sử dụng các nguồn lực, phương tiện dạy

học đa dạng như internet, máy tính, máy chiếu. Giáo viên làm việc với từng nhóm nhỏ, chú ý tới việc học qua trải nghiệm và sự giao tiếp, hợp tác của học sinh. Giáo viên quan tâm đến phong cách học, trình độ và nhịp độ của mỗi cá nhân.

So với cách dạy truyền thống thì cách dạy học theo dự án có thể khẳng định vai trò của giáo viên là người hướng dẫn, định hướng, tư vấn và đôi khi là người cùng học với học sinh là người tạo ra các cơ hội học tập, tiếp cận với thông tin, làm mẫu và hướng dẫn người học; tạo ra môi trường học tập thúc đẩy sự hợp tác trong học tập giữa các học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên; giữa giáo viên và giáo viên

Vai trò người học: Dạy học theo dự án học sinh thực hiện những vai trò

như hoạt động học tập tự định hướng; phát hiện hợp tác và trình bày; giao tiếp và chịu trách nhiệm; kiến thức tổng qt để hiểu cả q trình; lí thuyết áp dụng vào thực tiễn; được trao quyền và tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức.

Có thể nhận thấy, khi được học phương pháp dạy học theo dự án học sinh được trực tiếp tham gia lựa chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân. Do đó, khuyến khích người học phát huy những yếu tố tiềm năng, trách nhiệm và sự sáng tạo của người học; người học cộng tác với các thành viên trong nhóm trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết những vấn đề mà giáo viên đưa ra; hệ thống kiến thức và thiết lập mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức của môn học, tạo điều kiện học tập trong môi trường hợp tác; học sinh phải tạo ra các “sản phẩm” chặt chẽ, có hệ thống, có thẩm mĩ. Do đó, khơi gợi sự tị mị và óc sáng tạo của học sinh qua việc cho phép chủ động và được tự do tưởng tượng trong quá trình thực hiện các dự án học tập.

1.1.3.4. Kiểm tra, đánh giá

Trong cách dạy truyền thống việc kiểm tra đánh giá được coi là hai thành phần khác nhau của quá trình dạy học; chú trọng đánh giá khả năng ghi nhớ và tái hiện chính xác tri thức; do giáo viên làm; minh chứng gián tiếp. Trong

dạy học theo dự án việc kiểm tra đánh giá được coi như trọng tâm. Đánh giá không phải chỉ là kết quả học tập mà chủ yếu là quá trình học tập; học sinh được tham gia trực tiếp vào quá trình đánh giá; chú trọng đánh giá năng lực thực tiễn, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ứng dụng trong các tình huống hành động; minh chứng trực tiếp.

Có thể nhận thấy trong cách dạy truyền thống kiểm tra đánh giá được coi là một hoạt động do giáo viên làm, việc dạy học và kiểm tra đánh giá là hai việc khác nhau. Với cách đánh giá này trong một thời gian rất lâu học sinh quen với việc “học gạo”, “học tủ” để trả bài thì với cách kiểm tra đánh giá

của phương pháp dạy học theo dự án như một làn gió mới thổi tới đã khắc phục được những nhược điểm của cách đánh giá truyền thống. Tạo nên một mơi trường ở đó học sinh được dân chủ tham gia tự đánh giá, rút ra được kinh nghiệm để góp phần tự hồn thiện mình hơn. Chính điều này khiến cho học sinh khi học phương pháp dạy học theo dự án tự hình thành được văn hóa trong đánh giá.

1.1.3.5. Tổ chức dạy học

Phương pháp dạy học theo dự án đòi hỏi cách tổ chức dạy học khoa học, bài bản. Một dự án muốn thành công, giáo viên phải sử dụng phối hợp tối đa các phương pháp và chú trọng vào nhóm các phương pháp dạy học tích cực. Để làm được điều này địi hỏi phải có sự hỗ trợ của máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy tính nối internet, máy chiếu, phịng thí nghiệm hiện đại... Với sự tích hợp của các phương pháp dạy học tích cực và cơ sở vật chất tạo nên môi trường thuận lợi làm nền tảng để dạy học theo dự án đạt được tính khả thi và tính hiệu quả giúp học sinh tạo được động cơ, hứng thú trên hành trình chiếm lĩnh tri thức.

Đánh giá chung

So với cách dạy theo phương pháp truyền thống thì cách dạy học theo dự án đã tạo nên một cuộc cách mạng trong dạy học. Phương pháp dạy học này đã xâu chuỗi tạo được tính liên mơn, thiết lập được một quy trình dạy học hồn chỉnh từ khâu chuẩn bị đến thực hiện đến kiểm tra đánh giá sẽ kích thích

sự hứng thú, động cơ để học sinh tự thiết kế sản phẩm thực theo ý tưởng đã

“hợp đồng”. Việc dạy học theo dự án đã góp phần hình thành mơi trường học

tập thân thiện khiến cho học sinh cảm thấy thoải mái, tự tin. Điều này đặc biệt có ý nghĩa nhân văn lớn lao. Hơn nữa, với môn Ngữ văn đang có nguy cơ

“xuống hàng thứ yếu” ở rất nhiều trường học hiện nay thì việc thay đổi phương pháp học sẽ thu hút nhiều học sinh yêu văn, say văn và đến với văn chương. Đồng thời sử dụng phương pháp dạy học theo dự án vào dạy học Tập làm văn sẽ tránh được tình trạng học tủ, đạo văn, góp phần phát triển năng lực tư duy cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn bản thuyết minh (ngữ văn 8) theo dự án (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)