I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
4- Củng cố Dặn dò (2 phút):
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Đề tài Tổ chức dạy học Văn bản thuyết minh (Ngữ văn 8) theo dự
án đã đạt được một số kết luận khoa học như sau:
Thứ nhất: Đề tài đã nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận về
phương pháp dạy học theo dự án. Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực đã phát huy được năng lực chủ động, hướng học sinh đến việc tự học, tự rèn luyện các kỹ năng để có tính độc lập, sáng tạo trong học tập môn Ngữ văn.
Thứ hai: Bằng phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn chúng tôi
đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy Văn bản thuyết minh ở một số trường THCS hiện nay. Kết quả khảo sát đã chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong cơng tác triển khai quy trình dạy học của giáo viên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng dạy học Văn bản thuyết minh ở
các trường THCS hiện nay. Việc đánh giá thực trạng triển khai dạy học
Văn bản thuyết minh của giáo viên trong các trường THCS là cơ sở thực
tiễn để chúng tôi đề xuất việc thiết kế quy trình tổ chức dạy học theo dự án. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức và giúp học sinh hiểu, vận dụng tốt kiểu văn bản thông dụng trong đời sống.
Thứ ba: Trên cơ sở thiết kế một quy trình dạy học thơng qua dự án học tập trong dạy Văn bản thuyết minh, chúng tôi đã tiến hành thực
nghiệm tại lớp 8A4 trường THCS Wellspring – Hà Nội. Kết quả thu được đã bước đầu chứng tỏ tính hiệu quả và tính khả thi của việc vận dụng quy trình thiết kế tổ chức dạy học theo dự án. Việc vận dụng quy trình và triển khai bài dạy theo cách thức mà đề tài đề xuất còn tạo điều kiện cho giáo viên có được những thơng tin cần thiết để điều chỉnh phù hợp đối tượng người học, gây hứng thú và tạo ra sự cuốn hút của học sinh khi tham gia vào tổ chức dự án học tập để tạo ra các sản phẩm thực. Hơn nữa, việc lập kế hoạch và tiến hành đánh giá cải tiến sau bài học cũng là cơ sở cần thiết để cho mỗi giáo viên tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình
dạy học của bản thân, có kế hoạch điều chỉnh, phát triển chun mơn. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện của quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, “vì sự tiến bộ của người học”.
Để hồn thiện quy trình tổ chức dạy học theo dự án cần có sự nỗ lực, hỗ trợ và tạo điều kiện từ nhiều phía là người học, người dạy và các nhà quản lý. Chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
1. Về phía học sinh: đòi hỏi học sinh phải tự tạo dựng cho mình một thói quen học tập mới là học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo; tăng cường kỹ năng cộng tác, kỹ năng tự định hướng; tự theo dõi, kiểm tra việc học, chịu trách nhiệm và trung thực với kết quả học tập của chính mình. Học sinh cũng cần tăng cường ý thức tự giác tìm tịi, nghiên cứu tài liệu, góp phần hình thành thói quen tự học để hội nhập với nền kinh tế tri thức. Muốn vậy, ngoài sự nỗ lực của HS, trước hết GV phải là hướng dẫn, giao việc, kiểm tra, đánh giá sát sao và có điều chỉnh phù hợp.
2. Về phía các giáo viên nói chung và giáo viên bộ mơn Ngữ văn nói riêng đang trực tiếp dạy Văn bản thuyết minh tại các trường THCS hiện
nay, khi tiến hành tổ chức các dự án cần phải: song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, cần phải quan tâm và đầu tư thời gian một cách thích đáng cho cơng tác chuẩn bị và triển khai các dự án học tập, khuyến khích sáng tạo các dự án liên mơn, mang tính thực tiễn cao. Muốn vậy, giáo viên cần thường xuyên cập nhật thông tin mới, mạnh dạn thay đổi các ngữ liệu cho cập nhật, phù hợp với đối tượng học sinh, thu hút được sự chú ý và tăng hứng thú cho các em.
Ngoài ra, khi tiến hành dạy học, bên cạnh việc đảm bảo mục tiêu, nội dung dạy học, các hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, các giáo viên nên dành nhiều thời gian quan tâm đến nhu cầu học sinh trước bài học cũng như lấy ý kiến phản hồi của học sinh sau mỗi giờ học. Những thơng tin đó sẽ là cơ sở để giáo viên có những điều chỉnh việc dạy và học của mình tốt hơn.
3. Về phía các cấp quản lý: Nên thiết kế phần Tập làm văn theo hướng “mở” hơn khi đưa vào chương trình SGK và chương trình giảng dạy. Nghĩa là chỉ nên yêu cầu về mục tiêu cần đạt. Điều này sẽ tạo cơ hội cho giáo viên Ngữ văn chủ động và sáng tạo lựa chọn các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với học sinh. Việc giáo viên tổ chức các hoạt động trong bài dạy sẽ tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, giúp các em tự tìm hiểu, khám phá những tri thức xung quanh mình, phát triển kỹ năng sống cho bản thân.
Đặc biệt, cần đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong môn học. Cụ thể là kiểm tra nhận thức, khả năng vận dụng của các em, tránh việc chỉ kiểm tra khả năng ghi nhớ máy móc. Muốn vậy, cần tăng cường việc ra đề mở, nội dung các đề thi gắn với thực tiễn đời sống, những vấn đề gần gũi với học sinh để các em thấy mơn văn khơng cịn “sáo rỗng”, “xa vời” nữa. Giáo viên chấm điểm cũng cần tôn trọng suy nghĩ, lập luận của các em, khơng nên áp đặt máy móc, xi chiều. Việc kiểm tra đánh giá cần xuyên suốt cả quá trình học (thay vì chỉ đánh giá qua bài kiểm tra). Hơn nữa, ngoài sự đánh giá của giáo viên cần tăng cường việc tự đánh giá. Việc học sinh tự đánh giá lẫn nhau sẽ khiến các em thấy mình được tơn trọng hơn và kết quả đánh giá khách quan hơn. Điều này có ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục học sinh, thúc đẩy sự nỗ lực của người học.
Dự án học tập muốn thành cơng thì phải đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Việc nhà trường được trang thiết bị như máy tính, máy chiếu; bổ sung thêm các tư liệu như tranh, ảnh, tác phẩm văn học… vào danh mục tài liệu tham khảo của thư viện sẽ góp phần giúp giáo viên và các em học sinh có điều kiện đọc sách báo, tài liệu trực tuyến phục vụ cho việc dạy, đồng thời cũng bổ sung và nâng cao kiến thức cho cả giáo viên và học sinh.
Tóm lại, việc vận dụng quy trình dạy học theo dự án vào dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học Văn bản thuyết minh nói riêng là cần thiết.
Việc xây dựng quy trình dạy học theo dự án cịn giúp học sinh hình thành ý thức tự học, tự nghiên cứu để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong quá trình chuyển từ “cái chưa biết” sang “cái sẽ biết” theo từng chặng,
từng cấp độ của tư duy, nhận thức và kỹ năng. Từ đó, giúp học sinh hướng tới giá trị chân, thiện, mĩ ở nhà trường phổ thông cũng như các vấn đề có thực trong cuộc sống, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phần Tập làm văn nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung ở nhà trường hiện nay.