Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động đào tạo nghề theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học (Trang 34)

phát triển năng lực ngƣời học

1.5.1. Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội ở địa phương

Yếu tố này bao gồm các chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này đƣợc chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự tác động của các yếu tố văn hố đến hoạt động đào tạo thƣờng có tính dài hạn, tinh tế hơn so với các yếu tố khác. Những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản lý trong quá trình quản trị chiến lƣợc ở các tổ chức đào tạo. Các khía cạnh hình thành mơi trƣờng văn hố có thể ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục đào tạo nhƣ: Những quan niệm về đạo đức, tôn giáo, về lối sống, những phong tục tập quán, những quan tâm và ƣu tiên của xã hội, trình độ nhận thức và học vấn chung của xã hội.

1.5.2. Yếu tố cơ chế quản lý

Yếu tố cơ chế quản lý có tác động rất lớn đến quản lý hoạt động đào tạo. Cơ chế quản lý giáo dục của nhà nƣớc bao gồm: luật pháp, chiến lƣợc, chính sách, cơng cụ để quản lý toàn bộ hệ thống giáo dục. Khác với cơ chế quản lý tập trung, Nhà nƣớc can thiệp trực tiếp vào cơ sở đào tạo, khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng Nhà nƣớc chủ yếu quản lý vĩ mơ, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, giao cho cơ sở đào tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội.

1.5.3. Yếu tố khoa học công nghệ

đến chất lƣợng đào tạo. Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi để từng bƣớc đổi mới nội dung, phƣơng pháp đào tạo, hiện đại hố thiết bị phục vụ đào tạo qua đó góp phần đảm bảo chất lƣợng đào tạo. Sự hiểu biết và vận dụng các thành tựu cơng nghệ trong quản lý đào tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, làm cho việc giải quyết các nhiệm vụ quản lý đào tạo đƣợc dễ dàng hơn, làm cho sản phẩm đào tạo sẽ ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu xã hội.

1.5.4. Cơ sở vật chất của Nhà trường

Đối với các cơ sở đào tạo chất lƣợng đào tạo luôn quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của Nhà trƣờng. Ngoài các yếu tố nhƣ nội dung chƣơng trình đào tạo, hệ thống giáo trình, sách tham khảo hay đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy thì yếu tố cơ sở vật chất cũng có vai trị hết sức quan trọng. Một nhà trƣờng có đầy đủ các yếu tố nêu trên nhƣng cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì sẽ khơng thể có đƣợc một chất lƣợng đào tào tốt nhất. Do đó, việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang bị các phƣơng tiện giảng dạy và học tập hiện đại trong trƣờng học sẽ góp phần đào tạo nên đội ngũ lao động có chất lƣợng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay.Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, các cơ sở dạy nghề ln phải xác định việc tăng cƣờng cơ sở vật chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo chất lƣợng đào tạo, kịp thời nắm bắt thực trạng cơ sở vật chất của nhà trƣờng, từng bƣớc khắc phục khó khăn, đƣa ra những giải pháp chỉ đạo nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lƣợng đào tạo.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chƣơng I, tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận của đề tạo, phân tích các tài liệu, văn bản có liên quan tơi đào tạo nghề, quản lý đào tạo, quản lý hoạt động đào tạo, các yếu tố ảnh hƣởng quản lý hoạt động đào tạo. Đó là sơ sở khoa học, pháp lý để chỉ đạo công tác đào tạo nghề, các phƣơng pháp quản lý hoạt động đào tạo phù hợp với từng cơ sở đào tạo nghề.

Quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện là quá trình quản lý mục tiêu, chƣơng trình đào tạo, quản lý hoạt động tuyển sinh, cơ sở vật chất máy móc thiết bị, quản lý việc giảng dạy và học tập của học sinh sinh viên... Các yếu tố trên luôn luôn biến đổi và tác động qua lại ảnh hƣởng lẫn nhau. Do đó Nhà quản lý phải nhìn ra và tiên lƣợng trƣớc đƣợc các yếu tố bất lợi, phát huy đƣợc yếu tố tích cực để quản lý hoạt động đào tạo đạt đƣợc kết quả mong muốn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HIỆN CỦA NGƢỜI HỌC

TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ PHÚ THỌ 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý, kinh tể, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh trung di bắc bộ. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đơng; n Bái về phía Tây; Tỉnh Hịa Bình về phía Nam; Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc; Thành phố Hà Nội về phía Đơng Nam; Phú Thọ Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đƣờng bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt có tuyến đƣờng xun Á, đƣờng sơng chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đơng Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.

Với vị trí địa lý này, Phú Thọ hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thƣơng với các vùng trong nƣớc và quốc tế.

Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm: Thành phố Việt Trì đơ thị loại I (là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh và là thành phố về với cội nguồn dân tộc Việt Nam), Thị xã Phú Thọ, huyện Thanh Sơn, huyện Tân Sơn, huyện Yên Lập, huyện Cẩm Khê, huyện Tam Nông, huyện Thanh Thủy, huyện Hạ Hòa, huyện Thanh Ba, huyện Đoan Hùng, huyện Lâm, huyện Phù Ninh.

Dân số toàn tỉnh trên 1,37 triệu ngƣời, gồm 34 dân tộc anh em, mật độ dân số 388 ngƣời/km2

(Theo niên giám Thống kê năm 2015). Phú Thọ có lƣợng lao động dồi dào, trên 840.000 ngƣời, chủ yếu là lao động trẻ. Tỉ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 58%, trong đó tỉ lệ có bằng. Tỉnh Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực.

Hệ thống giáo dục dạy nghề khá tốt với Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Đại học Cơng nghiệp Việt Trì và các trƣờng cao đẳng, các trƣờng trung học dạy nghề khác luôn chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sƣ, cử nhân, cán bộ kỹ thuật, cơng nhân có tác phong cơng nghiệp, kiến thức chun sâu, kỹ năng làm việc thành thạo, phục vụ tốt nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ trên địa bàn tỉnh.

Hiện tại, tỉnh Phú Thọ có 07 khu cơng nghiệp và gần 30 Cụm cơng nghiệp với diện tích gần 4.000 ha: KCN Thụy Vân, TP Việt Trì: 323 ha; 2 KCN Trung Hà và Tam Nông huyện Tam Nông: 550 ha; KCN Phú Hà, TX Phú Thọ: 450 ha; KCN Phù Ninh, huyện Phù Ninh: 100 ha; KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê: 450 ha; KCN Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa: 400 ha. Các KCN đều đƣợc kết nối với nút lên xuống của đƣờng cao tốc Hà Nơi- Lào Cai và đƣờng Hồ Chí Minh.

Đến nay, các khu công nghiệp đã thu hút 150 nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ sản xuất và kinh doanh trong KCN. Trong đó gần 100 doanh nghiệp FDI sản xuất ngành nghề gia cơng cơ khí, điện, điện tử, dệt may, vải bạt, sản xuất đồ uống có gas, chê biến gỗ, chế biên chè, giầy da, vật liệu xây dựng cao cấp; với giá trị sản xuất cơng nghiệp trên 15.000 tỷ đồng/năm, đóng góp cho ngân sách 600-1.000 tỷ đồng/năm. Các KCN đƣợc đầu tƣ đồng bộ điện, nƣớc, xử lý nƣớc thải, đƣờng giao thơng trong ngồi KCN, an ninh đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; thu hút hơn 35.000 lao động làm việc trong các KCN, với mức lƣơng 5,5-9,0 triệu đồng/tháng.

2.1.2. Khái quát về trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ

Trƣờng Cao đẳng nghề Phú Thọ đƣợc thành lập từ năm 2008 (trên cơ sở nâng cấp từ Trƣờng Trung cấp nghề Phú Thọ thành lập từ năm 2006 và Trƣờng Dạy nghề tỉnh Phú Thọ thành lập năm 1999). Trụ sở: tại khu 1, phƣờng Vân Phú, thành phố Việt Trì

Thực hiện Đề án củng cố, đổi mới, nâng cao chất lƣợng đào tạo Trƣờng Cao đẳng nghề Phú Thọ giai đoạn 2016-2020, định hƣớng đến năm 2030, phê duyệt theo quyết định số 3710/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của

UBND tỉnh Phú Thọ; cơ cấu tổ chức của Nhà trƣờng đƣợc sắp xếp, kiện tồn gồm có Ban Giám hiệu (Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng); 15 đơn vị trực thuộc (06 phịng, 07 khoa chun mơn, 02 trung tâm) với tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 105 ngƣời.

Nhà trƣờng có nhiệm vụ đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp đảm bảo chất lƣợng góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Phú Thọ và khu vực. Trƣờng đƣợc phê duyệt 05 nghề trọng điểm cấp quốc gia (gồm nghề Công nghệ ô tô, nghề Hàn, nghề Cắt gọt kim loại, nghề Điện tử dân dụng, nghề Công nghệ thông tin - Ứng dụng phần mềm) và 01 nghề trọng điểm khu vực ASEAN (nghề Kỹ thuật chế biến món ăn) theo Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/11/2017 của Bộ Trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội.

Nhà trƣờng có chức năng đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo liên thông, đào tạo nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động ở các cấp trình độ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp. Liên kết với các trƣờng Đại học, trƣờng đào tạo khác, viên nghiên cứu, trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài để tổ chức đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật, thực tập nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên kết hợp thực tập sản xuất dịch vụ.

Thuận lợi: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Nhà trƣờng luôn nhận

đƣợc sự quan tâm lãnh chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở ngành chức năng của tỉnh và sự quan tâm giúp đỡ của Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp. Các văn bản hƣớng dẫn triển khai Luật GDNN đã đƣợc ban hành; Nhà trƣờng đƣợc xây dựng và ban hành chƣơng trình đào tạo các cấp trình độ đã đảm bảo tính chủ động trong việc tiếp cận và đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp về trình độ, năng lực, kỹ năng của ngƣời học; Cơ cấu tổ chức của Nhà trƣờng từng bƣớc đƣợc sắp xếp, kiện toàn theo đề án; về cơ bản đội ngũ cán bộ, giáo viên có chun mơn nghiệp vụ đáp ứng u cầu nhiệm vụ;Nhận thức của xã hội,

của phụ huynh và học sinh về học nghề từng bƣớc có chuyển biến tích cực; các doanh nghiệp từng bƣớc có trách nhiệm hơn với lĩnh vực đào tạo nghề;

Khó khăn: Tâm lý hiện nay của xã hội, của phụ huynh và học sinh đối

với học nghề đã có chuyển biến nhƣng chƣa nhiều, mục tiêu của các gia đình khá giả vẫn cố gắng, bằng mọi cách cho con, em mình theo học trƣờng đại học, nên phần lớn học sinh vào học các trƣờng nghề là những học sinh thuộc các gia đình có hồn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa và có lực lƣợng khơng nhỏ là học sinh cá biệt khi học tại các trƣờng phổ thông với ý thức học tập thấp;

Cơ chế nới lỏng tuyển sinh đại học, cùng với số lƣợng lớn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn gây nên sự cạnh tranh quyết liệt trong cơng tác tuyển sinh. Chính sách miễn học phí chỉ đƣợc thực hiện đối với học sinh tốt nghiệp THCS đi học trình độ trung cấp; chƣa có chính sách khuyến khích (miễn, giảm học phí) đối với học sinh tốt nghiệp THPT đi học trung cấp và cao đẳng nên khó thu hút đối tƣợng này vào học.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn tập trung tuyển dụng lao động chƣa qua đào tạo; tâm lý của nhiều học sinh và gia đình muốn đi làm để có ngay thu nhập, đi xuất khẩu lao động dạng phổ thông nên hạn chế nguồn tuyển sinh.

Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ làm tại các phòng và giáo viên hợp đồng dài hạn đối với những ngành nghề có số lƣợng tuyển sinh thấp cịn gặp nhiều khó khăn bởi liên quan trực tiếp đến việc làm của ngƣời lao động. Một bộ phận cán bộ, giáo viên cịn hạn chế về chun mơn, cá biệt có một số lãnh đạo các phòng, khoa còn hạn chế về năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ nên tiến độ, năng xuất và chất lƣợng công việc chƣa cao.

Ngân sách nhà nƣớc khó khăn, nguồn thu thấp nên nguồn lực đầu tƣ cơ sở vật chất hạn chế, một số cơng trình, trang thiết bị đầu tƣ cho quy mô và tính chất của trƣờng dạy nghề nay đã lạc hậu và xuống cấp.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Đối tượng khảo sát

Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng; Học sinh, sinh viên của nhà trƣờng thuộc các khóa đang đào tạo. Cựu học sinh, sinh viên đã ra trƣờng, các doanh nghiệp đã từng nhận học sinh, sinh viên vào thực hành, làm việc.

Phỏng vấn các Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng, giáo viên cốt cán của các cơ sở dạy nghề trong tỉnh.

Để khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo theo hƣớng phát triển năng lực thực hiện của ngƣời học tại trƣờng Cao đẳng nghề Phú Thọ chúng tôi đã xây dựng phiếu và tiến hành khảo sát thực tế với 300 phiếu đƣợc phát ra, số phiếu thu về 285 phiếu đủ yêu cầu sử dụng trong đánh giá (trong đó có 20 phiếu cán bộ quản lý; 15 phiếu chủ sử dụng lao động, 40 phiếu của giáo viên cốt cán; 145 phiếu học sinh, sinh viên tại trƣờng; 65 phiếu học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp đi làm). Đồng thời chúng tôi đã tiến hành trao đổi với những nhà quản lý, giáo viên trong và ngoài trƣờng, học sinh, sinh viên những ngƣời trực tiếp tham gia vào hoạt động đào tạo, kết hợp với nghiên cứu các báo cáo của nhà trƣờng nhƣ báo cáo sơ kết học kỳ, năm học các năm, báo cáo công tác tuyển sinh, báo cáo kết quả đào tạo...với những kết quả khảo sát và nghiên cứu chúng tơi đã có những đánh giá cơ bản về thực trạng hoạt động đào tạo theo hƣớng phát triển năng lực thực hiện tại trƣờng Cao đẳng nghề Phú Thọ nhƣ sau:

Thống kê đối tƣợng khảo sát: 285/300 phiếu phát đi

TT Đối tƣợng Số lƣợng KS Tỉ lệ %

1 CBQL 20 7,02%

2 GV 40 14.04%

3 HS, SV 145 50.88%

4 Doanh nghiệp, chủ sở hữu LĐ 15 5.26%

5 Cựu SV 65 22.80%

2.2.2. Mục đích khảo sát

Mục đích của khảo sát là thu thập thơng tin, phân tích đánh giá hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo của nhà trƣờng theo hƣớng phát triển năng lực thực hiện của ngƣời học, về các khía cạnh hoạt động tuyển sinh, mục tiêu đào tạo, phƣơng thức, phƣơng pháp đào tạo, hoạt động dạy và học của giáo viên và sinh viên, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, mối quan hệ với các doanh nghiệp và cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, vật tƣ thực hành

2.2.3. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát tập trung vào một số vấn đề chính nhƣ: Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động đào tạo; sự phù hợp, mức độ đáp ứng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học (Trang 34)