Tổ chức phát triển chương trình đào tạo gắn với thực tiễn sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học (Trang 92)

3.3. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực ở

3.3.2. Tổ chức phát triển chương trình đào tạo gắn với thực tiễn sản

đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp

a.Mục tiêu của biện pháp:

Đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo trƣớc hết là phải đảm bảo nội dung đào tạo trong nhà trƣờng bám sát với yêu cầu thực tế của thị trƣờng lao động. Thu hẹp khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, tăng thời lƣợng thời gian thực hành, thực tế tại doanh nghiệp. Góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu nhân lực qua đào tạo của thị trƣờng lao động. Đƣa công tác đào tạo nhân lực của Nhà trƣờng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Tăng tính thực tiễn của chƣơng trình đào tạo, đảm bảo sự thống nhất và gắn kết về nội dung giữa nhà trƣờng với yêu cầu của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu chất lƣợng nguồn nhân lực của địa tỉnh và thị trƣờng lao động.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm, tiếp cận đƣợc với sự phát triển của khoa học công nghệ, trang thiết bị tiên tiến của các cơ sở sản xuất, và linh hoạt trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề tại địa phƣơng hiện nay.

b.Nội dung của biện pháp:

Một là: Rà soát đánh giá chƣơng trình hiện tại, chọn lọc, giữ lại những

nội dung còn phù hợp.

Thực tế nhận thấy rằng sau nhiều lần rà soát, chỉnh sửa, cập nhật bổ sung đến nay, nội dung chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng về cơ bản đã tƣơng đối hoàn thiện, phù hợp một phần với yêu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, linh hoạt trong cấu trúc nội dung để thuận lợi cho tổ chức đào tạo, đá p ứng điều kiện học tập của ngƣời học, đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật cơng nghệ. Tuy nhiên trong chƣơng trình đào tạo tỷ lệ thời gian lý thuyết còn cao, một số nội dung đã lỗi thời, thiếu tính ứng dụng, chƣa chú trọng rèn kỹ năng nghề, chƣa phát huy tính chủ động của ngƣời học. Để khắc phục những hạn chế này, những khối kiến thức cơ bản cần đƣợc cấu trúc theo khối vấn đề qua các mô đun:

+ Các mô đun kỹ thuật cơ sở + Các mô đun chuyên ngành nghề

+ Các mô đun thực tập tại cơ sở sản xuất

Hai là: Bổ sung kiến thức và kỹ năng nghề HSSV của nhà trƣờng đƣợc

đào tạo bài bản về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp song do những khiếm khuyết của hệ thống đào tạo nghề, nên đứng trƣớc yêu cầu mới đã bộc lộ nhiều thiếu sót về kiến thức, kỹ năng, thái độ, tác phong nghề nghiệp cần phải đƣợc bổ sung trong quá trình đào tạo theo những hình thức khác nhau. Tác giả cho rằng cần bổ sung, chỉnh sửa nội dung chƣơng trình đào tạo những mảng kiến thức sau:

- Kiến thức về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng: Đây là một trong những yếu tố đảm bảo chất lƣợng cuộc sống nhƣng chƣa đƣợc các Nhà trƣờng chú trọng trong chƣơng trình đào tạo, chƣa đƣợc chú ý bổ sung. Trong nội dung chƣơng trình đào tạo hiện nay của nhà trƣờng cịn thiếu. Vì vậy, việc trang bị kiến thức đó là rất cần thiết trong bối cạnh môi trƣờng đang bị ô nhiễm nhƣ hiện nay.

- Cung cấp kỹ năng «mềm»: Sau q trình đào tạo bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho ngƣời học,hình thành các kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên thì để để hội nhập tốt với môi trƣờng làm việc thực tế ngƣời kiến thức chun mơn nghề thì thì các kỹ năng và phẩm chất cá nhân, kỹ năng xã hội, làm việc theo nhóm là vơ cùng quan trọng. Trong thực tế, công việc hàng ngày của con ngƣời trong một tổ chức, một doanh nghiệp ngoài làm việc theo chuyên môn cần sử dụng nhiều kỹ năng nhƣ: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng phát triển cá nhân… Vì vậy, việc cung cấp các loại kiến thức này trong các cơ sở dạy nghề chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm đúng mức.

Ba là: Kết hợp kiến thức cơ bản với kiến thức ứng dụng thực tiễn

Chƣơng trình đào tạo hiện nay của nhà trƣờng, mặc dù đã đƣợc rà soát, cập nhật chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần song chƣa thực sự gắn với thực tế sản

xuất doanh nghiệp. Điều đó rất bất cập đối với sinh viên sau tốt nghiệp bởi khả năng ứng dụng chƣa cao, khó thực hiện tốt công việc trong môi trƣờng sản xuất cụ thể. Vì vậy, tác giả cho rằng cần đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng theo hƣớng tăng tính ứng dụng và bám sát với đòi hỏi của thực tiễn doanh nghiệp.

Để tăng kiến thức ứng dụng, trong phân bổ nội dung chƣơng trình cần bố trí thời lƣợng thích đáng: ngồi lý thuyết cần chú ý phần kỹ năng và tăng thời gian thực hành, thực tế tại doanh nghiệp, thực hành kết hợp sản xuất.

Tổ chức khảo sát, hội thảo, tham gia ý kiến của các chủ sử dụng là động về kiến thức kỹ năng của sinh viên sau khi tốt nghiệp đi làm và tham gia chỉnh sửa, bổ sung, thẩm định chƣơng trình đào tạo.

c.Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức xây dựng Ban chỉnh sửa chƣơng trình đào tạo: xây dựng các chuẩn đào tạo và chỉnh sửa nội dung chƣơng trình đào tạo.

- Chỉ đạo việc chỉnh sửa, đổi mới nội dung chƣơng trình cụ thể tới các Phòng, Khoa trong nhà trƣờng để xây dựng kế hoạch, nghiên cứu đề xuất các nội dung cần chỉnh sửa, đổi mới.

- Tổ chức cho các cán bộ, giáo viên đầu ngành định kỳ triển khai việc đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo. Hàng năm, sử dụng các phƣơng pháp phân tích nghề và phƣơng pháp phát triển chƣơng trình hiện đại thƣờng xuyên thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hồn thiện các chƣơng trình đào tạo; bổ sung, chỉnh sửa một số chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề sát với thực tế sản xuất. Gắn đào tạo với sử dụng, cập nhật kiến thức công nghệ mới, tiếp cận đƣợc với các chuẩn mực đào tạo của khu vực và thế giới.

Cử cán bộ, giáo viên ra nƣớc ngoài để học tập kinh nghiệm đào tạo nghề của các nƣớc tiên tiến trong việc xây dựng chƣơng trình, giáo trình, phƣơng pháp đào tạo và tiếp thu cơng nghệ đào tạo của đối tác nƣớc ngồi.

Xây dựng đủ giáo trình, tài liệu học tập theo từng chƣơng trình đào tạo; xây dựng các chuẩn kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; nghiên

cứu ứng dụng một số chƣơng trình đào tạo tiên tiến của nƣớc ngoài; hoàn thiện quy trình đào tạo nghề.

Thời gian cho các môn học/mô đun đào tạo nghề phải đƣợc phân bổ theo hƣớng tăng kiến thức thực tế, bài tập thực hành kỹ năng nghề, cải tiến nội dung thực tập tốt nghiệp bám sát yêu cầu của sản xuất, doanh nghiệp.

Về quy trình làm việc của Ban chỉnh sửa, đổi mới chƣơng trình đào tạo: - Xây dựng kế hoạch, nội sung, chƣơng trình làm việc cụ thể.

- Tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát thu thập thông tin cần thiết phải chỉnh sửa đổi mới và nội dung chỉnh sửa đổi mới.

- Xây dựng dự thảo nội dung chỉnh sửa, đổi mới mục tiêu đào tạo, chƣơng trình đào tạo và phƣơng thức và phƣơng pháp đào tạo.

- Tổ chức khảo sát, tham khảo ý kiến đóng góp của các nhà lãnh đạo, chuyên gia đóng góp cho dự thảo nội dung chỉnh sửa, đổi mới trên cơ sở đó tiến hành chỉnh sửa,bổ sung lần 1

- Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo, trên cơ sở đã tiến hành chỉnh sửa, hồn thiện chƣơng trình.

- Tổ chức thẩm định, đánh giá nghiệm thu chƣơng trình.

- Đƣa chƣơng trình vào giảng dạy thí điểm để rút kinh nghiệm. Sau thời gian thử nghiệm xem xét chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện sau đó mới ban hành chính thức, áp dụng trong Nhà trƣờng.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình.

- Sự quan tâm và nhận thức của các cấp quản lý về sự cần thiết phải chỉnh sửa đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo.

- Lãnh đạo nhà trƣờng chỉ đạo sát sao các Phòng, Khoa thực hiện đổi mới nội dung chƣơng trình.

- Xây dựng đƣợc những Quy định về chuẩn đào tạo với những tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể cho từng ngành nghề.

chuyên môn nghiệp vụ, đƣợc định kỳ bồi dƣỡng kỹ năng, nâng cao tay nghề tại các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc và nƣớc ngoài.

d.Điều kiện thực hiện biện pháp:

Lãnh đạo nhà trƣờng chỉ đạo kiểm tra định kỳ, đột xuất về biên soạn bổ sung kiến thức mới cho các bài giảng, giáo án nhằm đánh giá, biểu dƣơng khen thƣởng kịp thời.

Hàng năm tổ chức khảo sát lấy ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, của các cựu sinh viên về sự đáp ứng của sinh viên đối với yêu cầu của thực tế sản xuất của nội dung chƣơng trình đào tạo với thực tế.

Xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết của Nhà trƣờng và các doanh nghiệp sản xuất từ đó bổ sung nguồn thơng tin để việc rà sốt, xây dựng chỉnh sửa chƣơng trình đào tạo của Nhà tƣờng đạt đƣợc mục tiêu.

3.3.3. Tổ chức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên

a.Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy lý thuyết đặc biệt là kỹ năng thực hành của đội ngũ giáo viên nhà trƣờng, đáp ứng mục tiêu đào tạo, đáp ứng thực tiễn sản xuất.

Nhằm quản lý giáo viên thực hiện đúng nội quy, quy chế giảng dạy, thực hiện đầy đủ mục đích yêu cầu của chƣơng trình đào tạo cũng nhƣ của môn học. Vận dụng và cải tiến phƣơng pháp dạy học lý thuyết và thực hành; đảm bảo sử dụng hiệu quả phƣơng tiện, trang thiết bị dạy học.

Nhằm quản lý giáo viên thực hiện tốt công tác chuẩn bị giờ lên lớp: soạn giảng, giáo án, thiết kế giờ lên lớp, chuẩn bị trang thiết bị phục vụ giờ giảng.

Quản lý tốt việc học trên lớp và tự học của HSSV thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học trong lĩnh hội kiến thức, kỹ năng nghề.

Nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề của giáo viên.

Góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của địa phƣơng và của đất nƣớc.

b.Nội dung của biện pháp:

- Phân công phù hợp với năng lực giảng dạy của từng giáo viên, đảm bảo phát huy hết thế mạnh, sở trƣờng. Trong công tác phân môn cần đảm bảo không phân môn đồng thời nhiều môn học để giáo viên tập trung nghiên cứu chuyên sâu tránh dàn trải. Giáo viên ngồi nhiệm vụ giảng dạy cịn phải tham gia nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác nhƣ biên soạn giáo trình, tài liệu học tập cho HSSV, học tập nâng cao trình độ, nên phân cơng giảng dạy phải đảm bảo cho giáo viên đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ.

- Quản lý công tác giảng dạy của giáo viên thông qua việc giáo viên thực hiện đúng nội quy, quy chế giảng dạy, thực hiện đầy đủ mục tiêu của chƣơng trình đào tạo. Quản lý công tác giảng dạy của giáo viên đƣợc thực hiện qua các hình thức nhƣ: Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên, sổ lên lớp, sổ tay giáo viên, công tác kiểm tra của thanh tra đào tạo, phiếu điều tra của HSSV.

- Quản lý công tác chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên nhƣ: soạn giáo án, đề cƣơng bài giảng, thiết kế giờ lên lớp, hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề…

- Quản lý việc thực hiện và sử dụng có hiệu quả các phƣơng pháp giảng dạy tích cực.

Thơng qua các hoạt động nhƣ hội thi thiết bị dạy nghề tự làm, hội thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hội giảng, dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao trình độ chun mơn, bồi dƣỡng tay nghề của đội ngũ giáo viên.

c.Tổ chức thực hiện:

- Lập kế hoạch giảng dạy từng mô đun/môn học theo từng kỳ, năm học - Tổ chức phê duyệt kế hoạch giảng dạy, thực hiện nội dung chƣơng trình của từng giáo viên. Đảm bảo giáo viên thực hiện đúng nội dung kiến thức quy định, về phân phối chƣơng trình, trình tự thực hiện với những quy định cụ thể.

- Quan tâm, chỉ đạo và kiểm tra sát sao đến chất lƣợng công tác chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên. Việc chuẩn bị giờ lên lớp là hết sức

quan trọng, nó quyết định đến chất lƣợng giờ giảng trên lớp. Nếu giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm, không chuẩn bị tốt cho các giờ lên lớp thì việc giảng dạy trên lớp sẽ hời hợt, mang tính hình thức và khơng hiệu quả. Việc chuẩn bị giờ lên lớp bao gồm công tác lập kế hoạch giảng dạy, soạn đề cƣơng bài giảng chi tiết, chuẩn bị các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, giáo trình, tài liệu tham khảo, các loại sổ sách chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng các phƣơng pháp dạy học mới …

- Tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên, đột xuất việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên về giờ giấc ra vào lớp, về chất lƣợng giờ dạy trên lớp, về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy; việc thực hiện đúng chƣơng trình dạy học, chuẩn bị đầy đủ và có chất lƣợng bài giảng trƣớc khi lên lớp, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; việc sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học; việc thực hiện đầy đủ các hồ sơ chuyên môn.

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, thi giáo viên giỏi, sát hạch bậc thợ hàng năm… để nâng cao trình độ chun mơn, bồi dƣỡng tay nghề cho giáo viên.

- Tổ chức đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giáo viên về trình độ chun mơn, nghiệp vụ sƣ phạm, khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống sƣ phạm, sự linh hoạt trong việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học hiệu quả … vừa phù hợp với trình độ nhận thức của ngƣời học vừa đáp ứng nhu cầu chất lƣợng đầu ra thơng qua ý kiến đánh giá, phản hồi từ phía ngƣời học.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ giảng, xếp loại giáo án, thiết bị tự làm… để đánh giá giờ giảng của giáo viên hàng tháng, học kỳ, năm học.

- Quy định tiêu chuẩn giờ lên lớp, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn phù hợp với trình độ giáo viên.

- Quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bài học, môn học.

- Định kỳ, thƣờng xuyên tổ chức dự giờ, Hội giảng giáo viên dạy nghề giỏi, Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm.

- Định kỳ bồi dƣỡng chuyên môn, tay nghề, phƣơng pháp sƣ phạm, phƣơng pháp dạy học tích cực cho đội ngũ giáo viên.

- Có chế độ đãi ngộ đối với các giáo viên tích cực nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng nghề, các giáo viên đạt giải trong các kỳ thi giáo viên giỏi các cấp, các giáo viên tích cực nghiên cứu đổi mới và sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực, hiệu quả.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp:

Nhà trƣờng cần xây dựng bầu khơng khí làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên, học sinh, sinh viên, triển khai các hoạt động tập thể kết nối tinh thần đoàn kết của cán bộ, giáo viên nhà trƣờng.

Định kỳ hàng kỳ, rà soát, xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ môn giáo viên, cập nhật các công nghệ mới để đƣa vào giảng dạy.

Đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bí cho việc lên lớp học tập, bồi dƣỡng chuyên môn và nghiên cứu khoa học cho giáo viên

Triển khai, phổ biến, hƣớng dẫn cho giáo viên các tài liệu hỗ trợ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học

3.3.4. Thực hiện “dân chủ hóa, xã hội hóa” trong q trình kiểm tra đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học (Trang 92)