Khái quát về trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học (Trang 38 - 41)

2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Khái quát về trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ

Trƣờng Cao đẳng nghề Phú Thọ đƣợc thành lập từ năm 2008 (trên cơ sở nâng cấp từ Trƣờng Trung cấp nghề Phú Thọ thành lập từ năm 2006 và Trƣờng Dạy nghề tỉnh Phú Thọ thành lập năm 1999). Trụ sở: tại khu 1, phƣờng Vân Phú, thành phố Việt Trì

Thực hiện Đề án củng cố, đổi mới, nâng cao chất lƣợng đào tạo Trƣờng Cao đẳng nghề Phú Thọ giai đoạn 2016-2020, định hƣớng đến năm 2030, phê duyệt theo quyết định số 3710/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của

UBND tỉnh Phú Thọ; cơ cấu tổ chức của Nhà trƣờng đƣợc sắp xếp, kiện tồn gồm có Ban Giám hiệu (Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng); 15 đơn vị trực thuộc (06 phịng, 07 khoa chun mơn, 02 trung tâm) với tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 105 ngƣời.

Nhà trƣờng có nhiệm vụ đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp đảm bảo chất lƣợng góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Phú Thọ và khu vực. Trƣờng đƣợc phê duyệt 05 nghề trọng điểm cấp quốc gia (gồm nghề Công nghệ ô tô, nghề Hàn, nghề Cắt gọt kim loại, nghề Điện tử dân dụng, nghề Công nghệ thông tin - Ứng dụng phần mềm) và 01 nghề trọng điểm khu vực ASEAN (nghề Kỹ thuật chế biến món ăn) theo Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/11/2017 của Bộ Trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội.

Nhà trƣờng có chức năng đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo liên thông, đào tạo nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động ở các cấp trình độ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp. Liên kết với các trƣờng Đại học, trƣờng đào tạo khác, viên nghiên cứu, trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài để tổ chức đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật, thực tập nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên kết hợp thực tập sản xuất dịch vụ.

Thuận lợi: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Nhà trƣờng luôn nhận

đƣợc sự quan tâm lãnh chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở ngành chức năng của tỉnh và sự quan tâm giúp đỡ của Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp. Các văn bản hƣớng dẫn triển khai Luật GDNN đã đƣợc ban hành; Nhà trƣờng đƣợc xây dựng và ban hành chƣơng trình đào tạo các cấp trình độ đã đảm bảo tính chủ động trong việc tiếp cận và đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp về trình độ, năng lực, kỹ năng của ngƣời học; Cơ cấu tổ chức của Nhà trƣờng từng bƣớc đƣợc sắp xếp, kiện toàn theo đề án; về cơ bản đội ngũ cán bộ, giáo viên có chun mơn nghiệp vụ đáp ứng u cầu nhiệm vụ;Nhận thức của xã hội,

của phụ huynh và học sinh về học nghề từng bƣớc có chuyển biến tích cực; các doanh nghiệp từng bƣớc có trách nhiệm hơn với lĩnh vực đào tạo nghề;

Khó khăn: Tâm lý hiện nay của xã hội, của phụ huynh và học sinh đối

với học nghề đã có chuyển biến nhƣng chƣa nhiều, mục tiêu của các gia đình khá giả vẫn cố gắng, bằng mọi cách cho con, em mình theo học trƣờng đại học, nên phần lớn học sinh vào học các trƣờng nghề là những học sinh thuộc các gia đình có hồn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa và có lực lƣợng khơng nhỏ là học sinh cá biệt khi học tại các trƣờng phổ thông với ý thức học tập thấp;

Cơ chế nới lỏng tuyển sinh đại học, cùng với số lƣợng lớn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn gây nên sự cạnh tranh quyết liệt trong cơng tác tuyển sinh. Chính sách miễn học phí chỉ đƣợc thực hiện đối với học sinh tốt nghiệp THCS đi học trình độ trung cấp; chƣa có chính sách khuyến khích (miễn, giảm học phí) đối với học sinh tốt nghiệp THPT đi học trung cấp và cao đẳng nên khó thu hút đối tƣợng này vào học.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn tập trung tuyển dụng lao động chƣa qua đào tạo; tâm lý của nhiều học sinh và gia đình muốn đi làm để có ngay thu nhập, đi xuất khẩu lao động dạng phổ thông nên hạn chế nguồn tuyển sinh.

Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ làm tại các phòng và giáo viên hợp đồng dài hạn đối với những ngành nghề có số lƣợng tuyển sinh thấp cịn gặp nhiều khó khăn bởi liên quan trực tiếp đến việc làm của ngƣời lao động. Một bộ phận cán bộ, giáo viên cịn hạn chế về chun mơn, cá biệt có một số lãnh đạo các phịng, khoa còn hạn chế về năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ nên tiến độ, năng xuất và chất lƣợng công việc chƣa cao.

Ngân sách nhà nƣớc khó khăn, nguồn thu thấp nên nguồn lực đầu tƣ cơ sở vật chất hạn chế, một số cơng trình, trang thiết bị đầu tƣ cho quy mơ và tính chất của trƣờng dạy nghề nay đã lạc hậu và xuống cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học (Trang 38 - 41)