Tổ chức hoạt động liên kết đào tạo với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học (Trang 101 - 106)

3.3. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực ở

3.3.5. Tổ chức hoạt động liên kết đào tạo với các doanh nghiệp

a.Mục tiêu của biện pháp:

Từ thực tế ta nhận thấy các ngành nhƣ Công nghệ ô tô, Điện tử dân dụng, công nghệ thơng tin… thì cơng nghệ dây chuyền Sản xuất, sản phẩm thay đổi liên tục, vì thế các cơ sở đào tạo nghề khơng thể đủ nguồn lực tài chính để mua trang thiết bị thực hành theo sự thay đổi của sản xuất của các cơ sở sản xuất, từ đó dẫn đến giáo viên, sinh viên không thể nắm bắt kịp thời công nghệ mới, kỹ năng làm chủ công nghệ của giáo viên, sinh viên luôn lạc hậu so với công nghệ của các cơ sở sản xuất. Nhu cầu của thị trƣờng lao động là ngƣời lao động phải đáp ứng đƣợc công nghệ ngay khi vào làm việc tại các cơ sở sản xuất.

Xây dựng kế hoạch hợp tác đào tạo với nhiều hình thức, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất, tổ chức cho giáo viên, sinh viên tham gia sản xuất tại các cơ

sở sản xuất tạo cơ hội cho giáo viên và sinh viên tiếp xúc với thiết bị công nghệ hiện đại mà nhà trƣờng chƣa có điều kiện trang bị, đồng thời hợp tác đào tạo, sản xuất với các đơn vị sản xuất sẽ đa dạng hố loại hình đào tạo, hỗ trợ cho nhau, mang lại lợi ích cho ngƣời học, cơ sở đào tạo, ngƣời sử dụng lao động.

b.Nội dung của biện pháp:

Trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp giảng dạy trong nhà trƣờng kết hợp với kiến thức, kỹ năng, quy trình lao động, cơng nghệ, phƣơng tiện của ngƣời lao động tại các cơ sở sản xuất dƣới hình thức hợp tác sản xuất, thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp cho sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp để tham gia vào thị trƣờng lao động. Đây là một dịp tốt để thực hiện nguyên lý “giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”.

Trong quá trình hợp tác đào tạo giáo viên nhà trƣờng dạy kiến thức, kỹ năng cơ bản. Cán bộ kỹ thuật của các cơ sở sản xuất sẽ phối hợp dạy quy trình cơng nghệ, kỹ năng thao tác kỹ thuật bằng phƣơng tiện máy móc của đơn vị.

Tổ chức cho giáo viên, sinh viên đi thực tập tại các cơ sở sản xuất có trang thiết bị hiện đại, cơng nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm của cơng ty có chất lƣợng cao

c.Tổ chức thực hiện:

Để thực hiện đƣợc tốt sự hợp tác đào tạo giữa nhà trƣờng và cơ sở sản xuất cần thực hiện các biện pháp sau:

Xác định và xác định lại các ngành nghề đáp ứng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của thị trƣờng lao động, xây dựng chiến lƣợc phát triển chung của nhà trƣờng và nhiệm vụ đào tạo. Nhằm thực hiện nhiệm vụ này, Nhà trƣờng cần chủ động điều tra để có đƣợc thơng tin về nhu cầu của doanh nghiệp (nghề, trình độ, mức độ kĩ năng...) để tổ chức đào tạo phù hợp. Bởi lẽ, sự phối hợp không thể trải rộng với nhiều doanh nghiệp, ngay cả trong một lĩnh vực nên việc tìm hiểu thơng tin về nghề nghiệp, u cầu lao động của nhiều doanh nghiệp là cần thiết. Hơn nữa, việc tìm hiểu này sẽ cho cái nhìn tổng quan, tồn diện hơn về nhu cầu lao động và yêu cầu về lao động cho Nhà trƣờng.

Xây dựng kế hoạch và cơ chế phối hợp với doanh nghiệp, nhà sử dụng lao động trong giai đoạn sắp tới nhằm tạo điều kiện thuận lợi và mối quan hệ chặt chẽ cả về lợi ích giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong đào tạo. Việc phối hợp và kí kết các thỏa thuận hợp tác và phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động cần đƣợc thực hiện đồng bộ, chặt chẽ và có tính đại diện và từng bƣớc.

Đổi mới nội dung và chƣơng trình đào tạo theo hƣớng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp: để hƣớng tới việc đáp ứng yêu cầu về năng lực nghề nghiệp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác,... đối với sinh viên khi ra trƣờng.

Phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo một cách chặt chẽ hơn: kí thỏa thuận hợp tác; thỏa thuận về trách nhiệm trong xây dựng chƣơng trình đào tạo; thỏa thuận về trách nhiệm trong đào tạo nghiệp vụ; thỏa thuận về tuyển chọn sinh viên sau tốt nghiệp.

Đánh giá chất lƣợng đầu ra, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên khi tuyển dụng và làm việc sau ra trƣờng thông qua các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp. Điều này yêu cầu nhà trƣờng phải có kênh thu thập thơng tin của sinh viên sau ra trƣờng từ chính sinh viên và các nhà tuyển dụng nhằm đánh giá sự phù hợp và đáp ứng thị trƣờng của sản phẩm đào tạo cùng với việc đánh giá năng lực trong nhà trƣờng.

Định hƣớng, hƣớng nghiệp trƣớc khi sinh viên vào trƣờng: Một trong những nguyên nhân khiến khơng ít những sinh viên ra trƣờng phải làm trái ngành, trái nghề là sinh viên chƣa có định hƣớng nghề nghiệp đúng trƣớc khi vào trƣờng. Vì thế mà định hƣớng nghề nghiệp là khâu quan trọng nhất đối với sinh viên. Nếu định hƣớng nghề nghiệp tốt thì sinh viên sẽ đƣợc đào tạo theo đúng khả năng và năng lực cũng nhƣ năng khiếu của mình, để sau khi đƣợc đào tạo sinh viên sẽ rất dễ dàng trong việc tìm kiếm việc làm. Hiện nay, một số trƣờng đại học, cao đẳng đã phối hợp với các sở giáo dục và đào tạo lân cận tổ chức các “ngày hội tuyển sinh”, tại đó, nhà trƣờng và doanh nghiệp (có nơi có

doanh nghiệp, có nơi khơng) thơng báo về các cơ hội việc làm, yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực đáp ứng việc làm, về lƣơng và các giá trị xã hội của việc làm (thƣơng hiệu, nhân văn,...) và những ngành nghề mà nhà trƣờng đào tạo, cơ hội sau ra trƣờng, ... Đây là những hoạt động thiết thực và hiệu quả, một mặt giúp học sinh lựa chọn lĩnh vực học, ngành nghề tƣơng lai, một mặt giúp nhà trƣờng quảng bá thƣơng hiệu, lựa chọn và định hƣớng đầu vào.

Tăng cƣờng bồi dƣỡng nhận thức về đào tạo và đào tạo nghề cho giảng viên nhà trƣờng, nhằm yêu cầu giảng viên tăng cƣờng dạy học gắn với thực tiễn trong quá trình dạy học ở giảng đƣờng;

Tổ chức cho giảng viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững và cập nhật các thay đổi của mơi trƣờng lao động của lĩnh vực mình đào tạo thơng qua việc tập huấn, tham quan,... về các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động. Từ đó, giảng viên sẽ nâng cao chất lƣợng dạy học mà đặc biệt là khả năng liên hệ thực tiễn, đổi mới nội dung bài giảng theo hƣớng gắn với thực tiễn.

Đổi mới các hình thức đào tạo, tăng cƣờng các chƣơng trình ngoại khóa nhằm phát triển các năng lực xã hội nhƣ hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp,... cho sinh viên trong quá trình đào tạo tại nhà trƣờng.

Tăng thời gian thực tập, dành cho thực hành tại doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động. Chẳng hạn nhƣ đƣa sinh viên về làm việc 6 tháng tại doanh nghiệp, để doanh nghiệp đào tạo, đánh giá và xác nhận về các năng lực làm việc, doanh nghiệp phải có trách nhiệm với những đánh giá đó: bằng lƣơng, bằng hợp đồng lao động sau ra trƣờng,...

Thứ nhất, cần nhận thức đầy đủ hơn về ích lợi cũng nhƣ xu thế tất yếu của mối liên kết doanh nghiệp- trƣờng đại học, từ đó hoạch định chiến lƣợc nhân sự trong tƣơng lai.

Thứ hai, để hạn chế, khắc phục tình trạng đào tạo lại sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp cũng cần thiết lập bộ phận chuyên trách phản biện để góp phần xây dựng, điều chỉnh chƣơng trình đào tạo cho trƣờng đại học hƣớng theo nhu cầu sử dụng lao động từ phía doanh nghiệp.

Thứ ba, có chiến lƣợc ni dƣỡng, ƣơm mầm tài năng tại các trƣờng đại học bằng các hình thức cung cấp học bổng, đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, tuyển dụng trƣớc và sau tốt nghiệp; đặt hàng cơ sở đào tạo những đề tài, vấn đề khó mà doanh nghiệp đang có nhu cầu...

Thứ tƣ, chủ động phối hợp với trƣờng đại học trong việc biên soạn giáo trình, nội dung và phƣơng pháp giảng dạy, bảo vệ đồ án, luận văn tốt nghiệp... để chƣơng trình đào tạo “ăn khớp” với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Chủ trƣơng đƣa các doanh nhân vào hội đồng trƣờng đại học thời gian gần đây đƣợc nhìn nhận là một bƣớc tiến trong chiến lƣợc xã hội hóa giáo dục cũng nhƣ đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Nhóm giải pháp từ phía các cơ quan chức năng:

Thứ nhất, thƣờng xuyên thống kê cung - cầu nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lƣợng cao để điều tiết lĩnh vực giáo dục - đào tạo cho phù hợp. Hoàn thiện cơ chế hoạt động của các trung tâm kiểm định chất lƣợng giáo dục trên tinh thần cạnh tranh, độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.

Thứ hai, thiết lập nhiều kênh kết nối trƣờng đại học với doanh nghiệp. Cơ quan quản lý có thể đứng ra tổ chức các sân chơi, các diễn đàn để nhà trƣờng và doanh nghiệp gặp nhau, nhƣ sàn giao dịch công nghệ, gặp gỡ nhà trƣờng - doanh nghiệp. Tổ chức để nhà trƣờng và doanh nghiệp rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn hợp tác để nâng cao hiệu quả liên kết trong tƣơng lai. Thứ ba, thay đổi cơ chế quản lý để nhà trƣờng và doanh nghiệp có quyền tự chủ nhiều hơn. Khi đó, nhà trƣờng sẽ đƣợc tự quyết định chƣơng trình đào tạo của mình để kịp thời bắt nhịp với nhu cầu của xã hội và của nhà tuyển dụng; còn nhà tuyển dụng sẽ đƣợc tự do lựa chọn tuyển dụng nguồn nhân lực chất lƣợng. Hai bên sẽ hợp tác với nhau vì lợi ích sống cịn của mình. Nhà nƣớc sẽ đóng vai trò là “trọng tài” giải quyết những bất đồng, xung đột lợi ích giữa hai bên liên kết.

Thứ tƣ, có cơ chế hỗ trợ nhà trƣờng và doanh nghiệp thành lập các quỹ đầu tƣ phát triển chung để gia tăng sự ràng buộc, nâng cao tính năng động cũng nhƣ trách nhiệm của các chủ thể liên kết.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp:

Xây dựng kỹ năng trong quan hệ với doanh nghiệp để giảm thiểu các khó khăn trong việc tiếp cận doanh nghiệp để thuyết phục doanh nghiệp hợp tác

Đẩy mạnh hợp tác hai bên cùng có lợi, ký cam kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong các lĩnh vực Nhà trƣờng đang đào tạo

Định kỳ hàng quý Lãnh đạo nhà trƣờng và các doanh nghiệp liên kết có những cuộc họp giao ban để kịp thời nắm bắt đƣợc khó khăn tìm cách khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học (Trang 101 - 106)