Định hƣớng phát triển đào tạo theo tiếp cận năng lực các nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học (Trang 84 - 87)

đề xuất biện pháp

3.1.1. Định hướng phát triển đào tạo theo tiếp cận năng lực ở Việt Nam

Dạy nghề ở nƣớc ta có lịch sử phát triển từ rất lâu đời, gắn liền nền văn minh lúa nƣớc và sự phát triển của của làng nghề truyền thống. Hiện nay Đảng và Nhà nƣớc có chủ trƣơng đổi mới tồn diện lĩnh vực dạy nghề, điều này đƣợc thể hiện qua các Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và trong các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, của Ban chấp hành TW Đảng, Văn kiện đã xác định rõ vị trí quan trọng của đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong những năm gần đây, dạy nghề đã phục hồi và có bƣớc phát triển mạnh, theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chiến lƣợc phát triển dạy nghề Việt Nam thời kỳ 2011-2020, với mục tiêu tổng quát phát triển dạy nghề là: dạy nghề đáp ứng nhu cầu về nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh với trình độ cao, lành nghề, đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp và thể chất phục vụ cho các ngành kinh tế, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động; mở rộng quy mơ dạy nghề cho ngƣời lao động, phục vụ có hiệu quả cho chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nơng thơn, tạo nhiều việc làm có thu nhập cao, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động từng bƣớc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội. Hệ thống pháp luật đƣợc xây dựng tƣơng đối đồng bộ và thống nhất về dạy nghề đƣợc hình thành với 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề,

trung cấp nghề, cao đẳng nghề) và dạy nghề thƣờng xuyên Mạng lƣới cơ sở dạy nghề mở rộng, phân bố tƣơng đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phƣơng, vùng, miền (Quyết định số 07/2006/QĐ BLĐTBXH ngày 02/10/2006 của Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội về phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lƣới trƣờng cao đẳng nghề, trƣờng trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020”). Đảng và nhà nƣớc đã có một số cơ chế chính sách để mọi ngƣời có nhu cầu học nghề đều đƣợc tham gia học nghề một cách dễ dàng; đồng thời chú trọng xây dựng và ban hành chính sách ƣu tiên dạy nghề cho nhóm ngƣời yếu thế nhƣ: ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật và chính sách ƣu tiên dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ, cho lao động thuộc vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và dạy nghề cho lao động nông thơn (Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

3.1.2. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng nghề Phú Thọ Cao đẳng nghề Phú Thọ

a. Định hƣớng

- Với phƣơng châm mục tiêu đào tạo phải phù hợp với thực tế sản xuất, phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ. Hay nói cách khác đào tạo những gì xã hội cần nhằm thu hẹp khoảng cách cung - cầu giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.

- Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trƣờng gắn liền với xã hội.

- Xây dựng nhà trƣờng trở thành một trƣờng trọng điểm đào tạo đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực.

- Một cơ sở đào tạo chất lƣợng cao có uy tín, thƣơng hiệu trong ngành và xã hội

- Không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng quan hệ hợp tác liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trƣờng đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất

- Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ quá trình đào tạo.

b. Mục tiêu

* Quy mô đào tạo

Tiếp tục đổi mới phƣơng pháp và quy trình tuyển sinh, thực hiện đúng quy chế, hoàn thành kế hoạch và đảm bảo tính chính xác, công bằng trong tuyển sinh, không ngừng mở rộng quy mô của các ngành nghề đào tạo, đảm bảo phù hợp với các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất của trƣờng, phấn đấu quy mô đào tạo năm sau tăng hơn năm trƣớc từ 10% - 15%.

* Đội ngũ cán bộ, giảng viên

- Phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức tâm huyết với nghề, giỏi chun mơn, tinh thơng nghiệp vụ và có phẩm chất tốt.

- Trƣờng có chính sách thu hút, tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng tồn diện về chun mơn nghiệp vụ, phƣơng pháp sƣ phạm, ngoại ngữ, tin học và tạo điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ, giảng viên đi học cao học và tham gia nghiên cứu sinh kể cả trong nƣớc và ngoài nƣớc. Phấn đấu đến năm 2020 Nhà trƣờng có trên 60% giảng viên trình độ thạc sỹ, từ 3 - 5% giảng viên trình độ tiến sỹ.

- Phấn đấu hàng năm có từ 20 - 30 giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng và có thêm nhiều giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và cấp toàn quốc.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Cải thiện cơ sở vật chất hiện có bằng việc đầu tƣ nâng cấp chiều sâu các giảng đƣờng, phòng học, thƣ viện, phòng thực hành, xƣởng trƣờng...

- Huy động mọi nguồn lực, xây dựng cơ chế kết hợp các nguồn vốn để đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học (Trang 84 - 87)