Vị trí địa lý, kinh tể, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học (Trang 37 - 38)

2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý, kinh tể, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh trung di bắc bộ. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đơng; n Bái về phía Tây; Tỉnh Hịa Bình về phía Nam; Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc; Thành phố Hà Nội về phía Đơng Nam; Phú Thọ Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đƣờng bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt có tuyến đƣờng xun Á, đƣờng sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đơng Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.

Với vị trí địa lý này, Phú Thọ hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thƣơng với các vùng trong nƣớc và quốc tế.

Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm: Thành phố Việt Trì đơ thị loại I (là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh và là thành phố về với cội nguồn dân tộc Việt Nam), Thị xã Phú Thọ, huyện Thanh Sơn, huyện Tân Sơn, huyện Yên Lập, huyện Cẩm Khê, huyện Tam Nơng, huyện Thanh Thủy, huyện Hạ Hịa, huyện Thanh Ba, huyện Đoan Hùng, huyện Lâm, huyện Phù Ninh.

Dân số toàn tỉnh trên 1,37 triệu ngƣời, gồm 34 dân tộc anh em, mật độ dân số 388 ngƣời/km2

(Theo niên giám Thống kê năm 2015). Phú Thọ có lƣợng lao động dồi dào, trên 840.000 ngƣời, chủ yếu là lao động trẻ. Tỉ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 58%, trong đó tỉ lệ có bằng. Tỉnh Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực.

Hệ thống giáo dục dạy nghề khá tốt với Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Đại học Công nghiệp Việt Trì và các trƣờng cao đẳng, các trƣờng trung học dạy nghề khác luôn chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sƣ, cử nhân, cán bộ kỹ thuật, cơng nhân có tác phong cơng nghiệp, kiến thức chun sâu, kỹ năng làm việc thành thạo, phục vụ tốt nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ trên địa bàn tỉnh.

Hiện tại, tỉnh Phú Thọ có 07 khu cơng nghiệp và gần 30 Cụm cơng nghiệp với diện tích gần 4.000 ha: KCN Thụy Vân, TP Việt Trì: 323 ha; 2 KCN Trung Hà và Tam Nông huyện Tam Nông: 550 ha; KCN Phú Hà, TX Phú Thọ: 450 ha; KCN Phù Ninh, huyện Phù Ninh: 100 ha; KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê: 450 ha; KCN Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa: 400 ha. Các KCN đều đƣợc kết nối với nút lên xuống của đƣờng cao tốc Hà Nôi- Lào Cai và đƣờng Hồ Chí Minh.

Đến nay, các khu cơng nghiệp đã thu hút 150 nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ sản xuất và kinh doanh trong KCN. Trong đó gần 100 doanh nghiệp FDI sản xuất ngành nghề gia cơng cơ khí, điện, điện tử, dệt may, vải bạt, sản xuất đồ uống có gas, chê biến gỗ, chế biên chè, giầy da, vật liệu xây dựng cao cấp; với giá trị sản xuất cơng nghiệp trên 15.000 tỷ đồng/năm, đóng góp cho ngân sách 600-1.000 tỷ đồng/năm. Các KCN đƣợc đầu tƣ đồng bộ điện, nƣớc, xử lý nƣớc thải, đƣờng giao thơng trong ngồi KCN, an ninh đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; thu hút hơn 35.000 lao động làm việc trong các KCN, với mức lƣơng 5,5-9,0 triệu đồng/tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học (Trang 37 - 38)