Các biện pháp nâng cao chất lương quản trị ngân hàng

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC NGÂN HÀNG và các vấn đề LIÊN QUAN đến tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 65 - 69)

c. Kết quả của thương vụ sáp nhập Eximbank – Sacombank

3.6.Các biện pháp nâng cao chất lương quản trị ngân hàng

Thứ nhất, tiến hành rà soát, củng cố hoạt động kinh doanh của các NHTM, giảm các hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, không hiệu quả; củng cố hiệu quả, tính minh bạch trong các công ty con của NHTM, từng bước thoái đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực nhiều rủi ro.

Thứ hai, tăng tính minh bạch trong hoạt động ngành ngân hàng thông qua việc áp dụng cơ chế mới về công bố thông tin đồng thời thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để nội dung văn bản rõ ràng, đẩy mạnh niêm yết cổ phiếu các NHTMCP trên thị trường chứng khoán, tăng tính đại chúng. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công chức trong việc hỗ trợ các ngân hàng.

Thứ ba, hạn chế chi phối, thao túng của cổ đông lớn đối với NHTMCP , kiên quyết xử lý đối với các cổ đông lớn, người có liên quan đến vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ đông tại NHTMCP và các tổ chức tín dụng sở hữu vốn chéo lẫn nhau. Cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng vi phạm quy định về góp vốn, mua, sở hữu vốn, cổ phần phải được xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt đối với các ngân hàng.

Thứ năm, triển khai các quy trình, chính sách kinh đoanh nội bộ lành mạnh, áp dụng có hiệu quả các phương thức quản trị, điều hành tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và quy định pháp luật; phát riển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Uỷ ban Basel, trong đó tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp.

Thứ sáu, tăng cường hiện đại hoá hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả kiểm soát, kiểm toán nội bộ để các NHTMNN có khả năng tự kiểm soát một cách có hiệu quả các loại rủi ro trong hoạt động, trước hết là chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán.

Tái cấu trúc ngân hàng là một vấn đề cấp thiết hiện nay, tuy nhiên để thực hiện một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất là vấn đề mang tính thách thứcđối với Việt Nam. Hướng đi chung của quá trình tái cấu trúc là việc tái cấu trúc phải đồng bộ, lành mạnh, phải có lộ trình, có bước đi, có giải pháp thật cụ thể trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, hướng tới đảm bảo hệ thống ngân hàng lành mạnh, đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn, đồng thời đảm bảo năng lực đáp ứng vốn, cũng như chất lượng dòng vốn cho phát triển kinh tế.

KẾT LUẬN

Sau những ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007, những quốc gia có nhiều ngân hàng yếu kém hầu như đều đứng trước bài toán tái cấu trúc nền kinh tế. Khá nhiều quốc gia đã lựa chọn phương án này để vực dậy thị trường tài chính nói riêng và nền kinh té nói chung trong những giai đoạn khủng hoảng nền kinh tế trầm trọng. Đánh giá tình hình thực tê những năm gần đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn, chưa đảm bảo hoạt động hiệu quả và làm nền tảng cho sự ổn định, phát triển thị trường tài chính.

Năm 2011-2012, Việt Nam bắt tay vào giải quyết những vấn đề trên thị trường tài chính và nền kinh tế với việc đưa ra đề án Tái cấu trúc hệ thống ngân hang Việt Nam. Với định hướng phân loại các ngân hàng hiện có, sáp nhập các ngân hàng nhỏ lẻ, yếu kém cả về quy mô lẫn chất lượng để tạo nên những tổ chức tài chính lớn hơn để đủ sức chống chọi với những khó khăn của thị trường, ngay từ trước khi ra đời đề án đã được khá nhiều sự quan tâm và tạo tiền đề cho những chuyển biến tích cực trên thị trường. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, muốn đạt được kết quả tích cực đòi hỏi ở NHNN một định hướng cụ thể, những quy định rõ ràng và lộ trình thực hiện phù hợp cùng với sự theo sát và điều chỉnh cần thiết. Bên cạnh đó, việc kết hợp các biện pháp một cách hợp lý, đồng bộ và giúp nâng cao lòng tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân vào Chính phủ và NHNN cũng là những biện pháp quan trọng giúp cho sự thành công của đề án này.

Hy vọng với chiến lược và sự phối hợp thực hiện của Chính phủ và các bên liên quan, trong tương lai, Viêt Nam sẽ có một thị trường tài chính vững mạnh với ngành ngân hàng ổn định, hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Với một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, với lượng kiến thức của một sinh viên, nên bài chuyên đề không khỏi có những hạn chế. Do đó, em rất mong được sự góp ý của các thầy, các cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin phép được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong tổ Tài chính ngân hàng, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thây giáo Th.sỹ Lê Đức Thiện đã giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành bài chuyên đề tôt nghiệp này.

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC NGÂN HÀNG và các vấn đề LIÊN QUAN đến tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 65 - 69)