Qúa trình sáp nhập ba ngân hàng

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC NGÂN HÀNG và các vấn đề LIÊN QUAN đến tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 46 - 48)

Quá trình chuẩn bị kéo dài trong vòng ba tháng sau khi việc sáp nhập được xác định. Ngày 1/1/2012, ngân hàng sau khi sáp nhập chính thức hình thành và đưa vào hoạt động. Thời gian củng cố và đưa hoạt động vào quỹ đạo dự kiến là 3 năm sau khi chính thức sáp nhập.

Về việc phối hợp triển khai

Phối hợp chặt chẽ với NHNN và các cơ quan thực hiện công tác truyền thông để đảm bảo mục tiêu không tác động tâm lý người gửi tiền, các bên ký hợp đồng hợp tác chiến lược với BIDV trong nhiều lĩnh vực như quản trị, điều hành, kiểm soát, nguồn vốn và kinh doanh trong tiền tệ, tín dụng, tài trợ thương mại, thanh toán trong nước và quốc tế, ngan quỹ, thanh toán thẻ…theo đó các khoản vay của BIDV hỗ trợ thanh khoản như khoản vay đặc biệt, BIDV sẽ tham gia toàn diện và sâu rộng để hỗ trợ thanh khoản, quản trị cho ngân hàng trước và sau khi sáp nhập và thực hiện hiệu quả chương trình tái cơ cấu ngân hàng. Các cổ đông lớn của các bên có trách nhiệm phối hợp, hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết đảm bảo cho BIDV có thể cử nhân sự tham gia vào HĐQT, BKS, Ban điều hành của ngân hàng sau khi sáp nhập. Qúa trình triển khai đề án sáp nhập và tái cơ cấu sẽ được giám sát liên tục bởi Tổ giám sát do NHNN thành lập và trực tiếp chỉ đạo.

Về xử lý tài chính

Đối với nợ tín dụng có tài sản đảm bảo, chủ động bàn bạc với khách hàng thống nhất số vốn và lãi thanh toán cho ngân hàng, tạo điều kiện tìm người mua tài sảnđể giải quyết nợ hoặc thoả thuận về giá trị tài sản phát mại theo các hình thức tự bán công khai trên thị thị trường, đối với tài sản đảm bảo nợ vay hoặc tài sản tiếp quản chưa đủ thủ tục pháp lý, tập hợp báo cáo NHNN để có ý kiến với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để hoàn thành hồ sơ pháp lý để có thể bán tài sản thu hồi nợ.

Đối với nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo, có thể bán lại nợ để thu hồi vốn theo quy chế mua bán nợ thông thường, chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp, giữ tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 2% trên tổng dư nợ.

Về tăng vốn: Tích cực tìm đối tác chiến lược nước ngoài, phát hành trái phiếu chuyển đổi để tăng vốn cấp 2, qua đó đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Về nâng cao năng lực quản trị:

Phân định rõ và quán triệt vai trò, nhiệm vụ của HĐQT, Ban điều hành và cổ đông để quá trình ra quyết định của mỗi cấp hiệu quả, khoa học và phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài của ngân hàng. Việc phân định này thể hiện rõ hơn qua sửa đổi điều lệ, phân cấp phân quyền trong các quyết định tín dụng, nhân sự, tài chính…

Xây dựng hệ thống phân cấp, phân quyền trong quản trị, điều hành các hoạt động nhằm tăng tính trách nhiệm của cá nhân đồng thời trong quản trị điều hành các hoạt động nhằm tăng tính trách nhiệm của cá nhân đồng thời phát huy năng lực sáng tạo.

Về phát triển nguồn nhân lực

Tận dụng vị thế mới sau khi sáp nhập để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, tìm kiếm cơ hội nhận hỗ trợ kỹ thuật để có thể nâng cao trình độ cán bộ

Xây dựng chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp Về nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Xác định các rủi ro chính yếu của ngân hàng mới thành lập là rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp, sẵn sàng áp dụng thông lệ quản lý rủi ro tiên tiến. Hình thành mô hình tổ chức và nhân sự tương ứng cho hoạt động quản lý rủi ro. Đề nghị các ngân hàng có kinh nghiệm hỗ trợ kỹ thuật về mô hình quản lý rủi ro

Khẩn trương lựa chọn giải pháp chung thích hợp phục vụ hoạt động, đề nghị Ngân hàng trong nước có kinh nghiệm trong công nghệ hỗ trợ trên gnuyeen tắc các bên cùng có lợi.

Về cơ cấu lại mô hình tổ chức:

Phân định rõ các khối kinh doanh, quản lý rủi ro và hỗ trợ từ Hội sở chính xuống các Chi nhánh về chức năng, nhiệm vụ. Hoạt động tiếp thị, bán, phân phối sản phẩm dịch vụ phân tán theo địa bàn.

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC NGÂN HÀNG và các vấn đề LIÊN QUAN đến tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 46 - 48)