c. Kết quả của thương vụ sáp nhập Eximbank – Sacombank
2.2.5.2. Đánh giá trương hợp sáp nhập ba ngân hàng
Thương vụ sáp nhập ba ngân hàng tương đối thuận lợi với sự hậu thuẫn của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việ Nam. SCB* đang tưng bước giải quyết một số vấn đề tồn đọng của ba ngân hàng tham gia sáp nhập, đồng thời cơ cấu lại toàn bộ mô hình tổ chức, bộ máy nhân sự, mạng lưới giao dịch để hoạt động hiệu quả hơn. Việc quyết định tự nguyện sáp nhập ngay khi vừa có thông tư định hướng của NHNN cho thấy sự nhay bén cũng như tầm nhìn của ba lãnh đạo ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay, với những khoản nợ xấu khổng llof có thể khiến ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản cao trong thời gian ngắn. Sáp nhập với nhau có thể giải quyết các vân đề chung mang tính hệ thống và hạn chế những vấn đề phi hê thống sẽ giúp các ngân hàng xác suất tồn tại cao hơn là đứng một mình, không những thế, chọn thời điểm thích hợp đểnhận sự hỗ trợ từ NHNN là một quyết định hợp lý.
Về quá tình sáp nhập kỷ lục với ba tháng để hoàn thành thủ tục cho thấy sự quyết tâm lớn, sự nghiêm túc của bản thân các ngân hàng tham gia sáp nhập. Các nguyên tắc sáp nhập, phương pháp sáp nhập được xác định và thông báo rõ ràng về việ luôn đảm bảo lợi
ích của nhà đầu tư trên các phương tiện thông tin cùng với sự can thiệp của NHNN giúp nhà đầu tư, người dẳn dụng dịch vụ của ba ngân hàng an tâm hơn, từ đó tránh khỏi việ mất ổn định do tâm lý nhà đầu tư, người dân trên thị trường.
Có thể thấy, sau khi sáp nhập, ngân hàng vẫn tiếp tục các công việc liên quan nhằm giữ ổn định và đat được hiệu quả của việc sáp nhập. Với việc thực hiện triệt để thương vụ này, có thể thấy đây là bước đi đầu tiên thành công của Chính phủ trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.