Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC NGÂN HÀNG và các vấn đề LIÊN QUAN đến tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 36 - 37)

c. Kiểm soát nợ xấu

2.2.2.1.Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng

Ngân hàng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp và người dân đầu tư sản xuất kinh doanh, cho nên tổng tín dụng gia tăng rất nhanh, thậm chí đã có hiện tượng “tín dụng nóng”, tốc độ tín dụng hằng năm trên dưới 30%, có năm lên đến 50%. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, người vay nợ gặp nhiều khó khăn thì rủi ro tín dụng ngày càng gia tăng, nhất là khi ngân hàng dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho vay mà không thực hiện việc trích lập dự phòng đầy đủ. Tỷ lệ nợ xấu và nợ dưới tiêu chuẩn của các NHTM theo NHNN là 3.1% tổng dư nợ hiện tại vào năm 2011,tương đương gần 4 tỷ USD. Năm 2012, tốc độ tăng nợ xấu ở mức báo động, khi chỉ trong 9 tháng đầu năm tăng 66% so với năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 9 là 8,82% trên tổng dư nợ

và ước tính cả năm vào khoản 8,5% - 10%. Hơn nữa, do sự hấp dẫn của thị trường BĐS và thị trường CK trong thời gian qua nên nhiều NHTM đã tập trung vốn vào thị trường đầy rủi ro này, góp phần không nhỏ vào thổi phồng “bong bóng” BĐS và CK. Khi thị trường này đảo chiều đi xuống thì rủi ro tín dụng tăng cao, điều đó thể hiện ở năm 2011 hàng loạt các vụ vỡ nợ xảy ra trên khắp các tỉnh thành do thị trường BĐS đóng băng khiến các khoản vay ngân hang không có khả năng thanh toán người dân/doanh nghiệp phải đi vay quỹ tín dụng đen với lãi suất 2%/ngày điều này làm cho các khoản nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, năm 2012 nợ xấu bằng tài sản đảm bảo liên quan đến BĐS chiếm hơn 70%.

Mặt khác, do một số ngân hàng mới thành lập nên mặc dù quy mô vốn không lớn song vẫn cần tăng nhanh quy mô tín dụng để quy mô tài sản phù hợp với quy mô vốn, đồng thời đáp ứng yêu cầu lợi nhuận của cổ đông cũng như đáp ứng tham vọng nhanh chóng vươn lên bằng các ngân hàng có quy mô lớn hơn. Trong điều kiện đó một số ngân hàng đã bất chấp các quy tắc an toàn vốn, về quản trị rủi ro để đạt tốc độ tăng trưởng

hàng chục phần trăm mỗi năm, kể cả tín dụng cho những lĩnh vực rủi ro cao như BĐS và CK. Bên cạnh đó, chính sự đễ dãi của một số NHTM trong cấp tín dụng nên rủi ro đạo đức do sử dụng vốn không đúng mục đích cũng tăng cao. Năm 2012, liên tục có các vụ phanh phui, nổi bật là vụ chiếm đoạt gần 4000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như nguyên phó phòng quản lý rủi ro của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, tiếp đến là vụ nguyên phó chủ tịch Hội đồng sang lập ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên cùng các đồng phạm đã bị khởi tố hồi tháng 8/2012 do cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và vụ việc công ty cho thuê tài chính II thuộc Agribank gây thất thoát 3600 tỷ năm 2011.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong 5 năm qua

Như vậy, với tốc độ không ngừng tăng mạnh của toàn hệ thống, đồng thời tốc độ của nợ xấu tăng nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng tín dụng, là bằng chứng cho chất lượng tín dụng đang suy giảm, cũng như phản ánh sự khó khăn của các doanh nghiệp và rủi ro tín dụng tăng cao của hệ thống ngân hàng hiện nay.

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC NGÂN HÀNG và các vấn đề LIÊN QUAN đến tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 36 - 37)