Giải quyết các vấn đề thanh khoản

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC NGÂN HÀNG và các vấn đề LIÊN QUAN đến tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 59 - 60)

c. Kết quả của thương vụ sáp nhập Eximbank – Sacombank

3.2.Giải quyết các vấn đề thanh khoản

Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn…

Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả dụng. Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng bị phá sản.

Để giải quyết vấn đề thanh khoản, đầu tiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là ổn định nền kinh tế vĩ mô, không có ai yên tâm gửi tiền tiết kiện dài hạn vào ngân hàng trong bối cảnh lạm phát cao kinh tế còn nhiều bất ổn tiềm tang. Vì vậy nếu người dân thực sự yên tâm vào sự ổn định của nền kinh tế, họ sẽ tự động gửi tiền dài hạn vào ngân hàng, khi đó vấn đề thanh khoản được giải quyết.

Thứ hai là cần phải xử lý triệt để vấn đề cơ cấu hoạt động của các ngân hàng thương mại. Việc phát triển quá nóng của hệ thống ngân hàng đã biến hệ thống thành một kênh đầu tư trong khi ngân hàng chỉ có vai trò là kênh trung gian huy động vốn, mà nay bản thân ngân hàng cũng thiếu vốn. NHNN cần phải có quyết định bắt buộc các NHTM thực hiện quy định về đảm bảo an ninh thanh khoản, hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thông qua CSTT, ngoài ra có thể đưa ra cơ chế thanh khoản đặc biệt và dùng các giao dịch như bảo lãnh các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng để tạo sự tin tưởng khi các ngân hàng và các tổ chức cho vay lẫn nhau, công khai tính phí bảo lãnh cao nhằm cứu thanh khoản của các ngân hàng gặp khó khăn về luồng tiền. Ngoài ra, để giải quyết thanh khoản, NHNN có thể cho vay nhưng đảm bảo dưới hình thức trái phiếu, với hình thức này NHTM sẽ có vốn hoạt động và NHNN có được sự an trong sự an toàn trong việc cho vay cac NHTM.

Bên cạnh đó, các NHTM cũng cần phải tăng cường tái cấp vốn cho doanh nghiệp, cần phải mở rộng tái cấp vốn để các doanh nghiệp thực hiện chu kỳ kinh doanh của mình, từ đó các NHTM mới có thể có được thanh khoản.

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC NGÂN HÀNG và các vấn đề LIÊN QUAN đến tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 59 - 60)