c. Kiểm soát nợ xấu
2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Năm 2011, GDP của Việt Nam đã đạt xấp xỉ 120 tỷ USD, GDP đầu người đạt hơn 1300 USD, với những con số này, đã đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của giai đoạn 2008-2011 thấp hơn 7%/năm, trung bình năm 2008-2011, chỉ đạt 6,14%/năm và năm 2011 là 5,89%/năm. Sự giảm sút tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn này được giải thích bởi việc Chính phủ thắt chặt CSTT thắt chặt, kiềm chế lạm phát bằng cách giảm tăng trưởng tín dụng, cung tiền và tổng vốn đầu tư xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2011 đạt 878.000 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2010 và chỉ bằng 34,6% GDP, thấp hơn mức bình quân trong nhiều năm qua là 40% GDP. Bên cạnh đó, tốc đọ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2008-2011 giảm sút một cách đáng kể. Năm 2007, tốc độ này là 17,1% thì đến năm 2011 chỉ còn 6,8%, đây là mức thấp nhất tư sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997.
Ngược lại với những sự sụt giảm ở trên, cán cân thương mai giai đoạn hiện nayddi theo hướng tích cực khi mà cả kim ngạch xuất và nhập khẩu đều tăng. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng 33,3%, lên mức 96,26 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 105,77 tỷ USD tăng 25% so với năm 2010. Năm 2012 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 228,37 tỷ USD tăng 12,1% so với năm 2011, trong đó xuất khẩu đạt 114,57 tỷ USD t5awng 18,2% và nhập khảu là 113,79 tỷ USD tăng 6,6%. Như vậy, năm 2012 Việt Nam xuất siêu 780 triệu USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất siêu là -0,7% (trong khi năm 2011 nhập siêu 9,84 tỷ USD). Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2012 đạt kết quả như vậy là do sư chỉ đạo sát sao của Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương cũng như sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp cả nước.
2.2.1.2. Lạm phát
Vấn đề lạm phát là vấn đề kéo dai dẳng và tác động xáu đến toàn bộ nền kinh tế trong suốt thời gian qua. Năm 2011, lạm phát Việt Nam là 18.12% tăng so với năm 2010, trong đó mặt hàng thực phẩm là tăng mạnh nhất với mức tăng 26,49%, đây cũng là năm đánh dấu tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cao thứ hai thế giới. Nguyên nhân chính là dohieeuj quả của việc đầu tư giảm sút, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế buộc phải mở rộng tín dụng M2 và tín dụng quá mức, vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế, bên cạnh đó là yếu tố tâm lý của người dân như một chiếc đòn bẩy làm cho tình hình ngày càng xấu đi mỗi khi Chính phủ có sự điều chỉnh vĩ mô. Nhưng sang năm 2012, tỷ lệ lạm phát như một “tấm huy chương” với tỷ lệ đạt 6,81%, hoàn thành tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ lạm phát từ năm 2009-2012