Mở rộng quyền sở hữu nước ngoài trong thời gian nhất định

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC NGÂN HÀNG và các vấn đề LIÊN QUAN đến tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 57 - 59)

c. Kết quả của thương vụ sáp nhập Eximbank – Sacombank

3.1.3.Mở rộng quyền sở hữu nước ngoài trong thời gian nhất định

Với bối cảnh kinh tế khó khăn và nhiều ngân hàng yếu kém như hiện nay việc tăn vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng yếu kém là điều cần thiết. Tuy nhiên thị trường vốn nội địa trong thời gian gần đây luôn trong tình trạng ảm đạm, nên việc tìm dòng tiền ngoại là điều hợp lý. Trong việc cải cách và cơ cấu lại hoạt động ngân hàng cần thực hiện một cách linh hoạt theo hướng tìm kiếm sự trợ giúp bên ngoài một cách thận trọng

Theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần ngân hàng thương mại Việt Nam, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngan hàng Việt Nam. Theo đó, mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài không phải là TCTD nước ngoài và người có liên quan của nhà ĐT nước ngoài đó không vượt quá 5% vốn điều lệ của NH Việt Nam. Mức sở hữu cổ phần của một TCTD nước ngoài và người có liên quan của TCTD đó không vượt qua 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Mức sở hữu cổ phần của nhà ĐT chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà ĐT chiến lược không vượt quá 15% vốn điều lệ ngân hàng Việt Nam. Theo Nghị Định này sẽ không hấp dẫn dòng vốn từ nước ngoài vào. Vì vậy nên tăng tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong các NHTM trong khoảng từ 40- 50% là hợp lý cho tới khi hệ thống ngân hàng tốt hơn, chất lượng đội ngũ nhân sự ngân hàng, trình độ quản lý của cổ đông ngân hàng tăng cao thì NHNN nên cho tỷ lệ khống chế, lúc đó không cần lo lắng sự lũng loạn của ngân hàng nước ngoài đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới các ngân hàng Việt Nam vì thu nhập bình quân đầu người tăng, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn phân tán, chưa có ngân hàng dẫn đầu, nên cơ hội cạnh tranh để trở thành ngân hàng lớn nhất rất lớn. Tuy nhiên nếu quá trình tái cấu trúc ở Việt Nam vẫn diễn ra rất chậm, không hiệu quả thì các nhà đầu tư sẽ thấy thị trường VN hấp dẫn nhưng có nhiều rủi ro. Vì thế, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại thời điểm này NHNN cần phải có biện pháp để kích thích các ngân hàng nước ngoài như khuyến khích, hỗ trợ các thủ tục, giải quyết các vấn đề bất an đối với các nhà đầu tư nước ngoài như nợ xấu và các vaanss đề thanh khoản, đồng thời chuẩn bị một nền tảng cho công tác giám sát thanh tra

chặt chẽ và có các biện pháp để hướng các ngân hàng nước ngoài khi cho phép gia nhập thị trường phải tập trung nguồn lực tín dụng cho các ngành chủ chốt của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC NGÂN HÀNG và các vấn đề LIÊN QUAN đến tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 57 - 59)