c. Kết quả của thương vụ sáp nhập Eximbank – Sacombank
2.2.5.1. Đánh giá định hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam
Đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam đã vạch ra những bước đi cụ thể trong thời gian sắp tới của việc tái cấu trúc. Với việc tiếp thu học hỏi kinh nghiệm quốc tế về việc tái cấu trúc ngân hàng, đồng thời vận dụng linh hoạt, khéo léo vào tình hình thực tế của Việt Nam, hứa hẹn đây là hướng đi đúng đắn, vực dậy hệ thống ngân hàng Việt Nam và cả nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái.
Quan điểm của đề án cho rằng “cơ cấu lại hệ thống các TCTD và từng TCTD là một quá trình thường xuyên liên tục”, nhưng việc cơ cấu lại chỉ cần thiết khi hoạt động ngân hàng đi chệch khỏi chức năng cơ bản của chúng trong nền kinh tế hoặc những trục trặc nảy sinh gây mất an toàn hoặc nguy cơ đổ vỡ có tính hệ thống. Hơn nữa tái cấu trúc là một quá trình tốn kém đối với hệ thống ngân hàng, ngân sách Chính phủ và nguồn lực xã hội, ngoài chi phí trực tiếp thì chi phí cơ hội cũng rất lớn. Ngoài ra, tái cấu trúc là việc sử chữa những yếu kém để phát triển, vì vậy tái cấu trúc chỉ nên xem là một hoạt động trong giai đoạn nhất định được lập kế hoạch trong thời gian ngắn nhất có thể để ít tốn kém nhất.
Chưa có quan điểm rạch ròi về bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, việc cam kết bảo đảm quyền lợi của của người gửi tiền là cần thiết và chính đáng nhưng cam kết đó trước hết phải là trách nhiệm của những ông chủ ngân hàng, chứ không thể là Chính phủ. Trong khi đó, việc Chính phủ cam kết không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng lại thiên về bảo vệ những ông chủ ngân hàng hơn.
Một câu hỏi cũng thu hút nhiều sự chú ý là “chi phí tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hết bao nhiêu?” Đề án đã nêu rất cụ thể đối tượng, phương thức và giải pháp để tái cấu trúc ngân hàng, tuy nhiên, chi phí để thự hiện việc này thì không xuất hiện trong nội dung Đề án
Chính phủ nên có quan điểm dứt khoát và rõ ràng hơn đối với những ngân hàng yếu kém, những ngân hàng không đóng góp gì có ý nghĩa đối với nền kinh tế nhưng lại lấy đi nguồn lực và gây rủi roc ho nền kinh tế.