c. Kiểm soát nợ xấu
2.2.3. Định hướng và chiến lược của Chính phủ trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam
hàng nước ngoài. Sức ép cạnh tranh càng đè nặng lên các ngân hàng trong nước. Mặc dù có hệ thống phân phối rộng lớn, cùng với lịch sử lâu đời và các khách hàng truyền thống, nhưng các ngân hàng trong nước khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, về nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro. Trong báo cáo phát triển tài chính năm 2011 của Diễn đàn kinh tế thế giới Việt Nam chỉ xếp hạn 45 trên tổng số 55 nước được đánh giá.
Như vậy, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, việc tái cơ cấu nền kinh tế là hướng đi đúng đắn để đưa đát nước thoát khỏi suy thoái. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng luông là bước đi đầu tiên trong tái cấu trúc nền kinh tế, bởi những yếu tố kém trong ngành này là những mầm mống dẫn đến khủng hoảng, đổ vỡ nền kinh tế. Trong năm 2011-2012, Chính phủ cũng đã có những thông tư, những quy định và những hành động cụ thể để thực hiện quá trình này, với lộ trình đến năm 2015 sẽ mang đến một diện mạo mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam
2.2.3. Định hướng và chiến lược của Chính phủ trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam ngân hàng Việt Nam
Nhận ra được tính bức thiết của việc phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có những định hướng và chiến lược cụ thể cho việc thực hiện tái cấu trúc. Theo đó, trong giai đoạn tư năm 2011-215, cần tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất: tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu tư công, cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu NHTM và các TCTD, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Đặc biệt, khi nói về tái cơ cấu hệ thống NHTM, Hội nghị BCH TW ĐCS VN lần thứ ba khoá XI có đưa ra kết luận: “Từng bước giảm tỷ lệ cung cáp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống NHTM,nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ tại các ngân hàng. Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và các
tổ chức tài chính ttheo hướng giảm số lượng, giảm nhanh số lượng NHTM và các tổ chức tài chính yếu kém, sáp nhập, hợp nhất các NHTM, các tổ chức tài chính nhỏ…để có số lượng phù hợp các NHTM và tổ chức tài chính có quy mô và uy tín, hoat động lành mạnh, đảm bảo tinh thanh khoản và an toàn hệ thống”. Ngày 9/11/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2011 trong đó phiên nêu rõ: Chính phủ yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng Đề án tái cơ cấu hệ thống NHTM, báo cáo thủ tướng Chính phủ trong thấng 11/2011. Ngày 1/3/2012, Chính phủ ban hành Quyết dịnh số 253/QĐ- TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Theo đề án, mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các TCTD là “ Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa dạng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính - ngân hàng của nền kinh tế”. Còn trong giai đoạn 2011-2015 sẽ tập trung vào vấn đề “lành mạnh hoá tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh của các TCTD, nâng cao trật tự , kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng”.
Đề án cũng nêu rõ quan điểm cơ cấu lai hệ thống các TCTD và từng TCTD là một quá trình thường xuyên, liên tục và toàn diện, củng cố, phát triển hệ thống các TCTD đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đề án khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện, baoor đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là không để xảy ra sự đổ vỡ và mất an toàn trong hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước, tối thiểu hoá chi phí để xử lý những vấn đề của hệ thống các TCTD. Đề án định hướng sẽ “nâng cao vai trò, vị trí chi phối của NHTMNN, bảo đảm các NHTMNN
thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các TCTD, có quy mô lớn, hoạt động an toàn hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015 hình thành được 1-2 NHTMNN đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh”. “Phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Bên cạnh đó, đa dạng các phương thức huy động vốn, kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô, cơ cấu kỳ hạn, từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015”.
Còn đối với NHTMCP thì cần chấn chỉnh, sắp xếp lại, bảo đảm hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật cùng với các NHTMNN giữ cho hệ thống các TCTD ổn định và phát triển bền vững. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động và quản trị, đặc biệt là chất lượng tài sản, công nợ, vốn tự có và mức độ an toàn của từng ngân hàng, các ngân hàng này được phân loại thành 3 nhóm: lành mạnh, thiếu thanh khoản tạm thời và yếu kem, và có từng biện pháp cơ cấu thích hợp với từng nhóm, phù hợp với mức độ rủi ro, yếu kém và điều kiện cụ thể của ngân hàng. Đề án cũng đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nhóm ngân hàng trên. Trong đó nội dung co cấu lại ngân hàng yếu kém bao gồm: lành mạnh háo về tài chính, cơ cấu lại hooat động, cơ cấu lại hệ thống quản trị, cơ cấu lại pháp nhân và sở hữu. NHNN Việt Nam tái cấp vốn cho ngân hàng thiếu thanh khoản trên cơ sở hồ so tín dụng có chất lượng tốt với mức tối đa tương đương vốn điều lệ ngân hàng tái cấp vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng yếu kém phải chịu sự giám sát đặc biệt một cách chặt chẽ, toàn diện của NHNN Việt Nam về quản trị, điều hành, tài chính và hoạt động. Sauk hi áp dụng các biện pháp bảo đảm khả năng chi trả, ngân hàng yếu kém được sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện. Nếu không thể thực hiện một cách tự nguyện, NHNN Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp sáp nhập, mua lại trên cơ sở bắt buộc đối với ngân hàng yếu kém.
Năm 2011-2012: Tập trung đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các TCTD, đánh giá và phân loại các TCTD, xây dựng và triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD, trong đó ưu tiên xử lý các TCTD yếu kém, tập trung hỗ trợ thanh khoản để đảm bảo khả năng chi trả của các TCTD, triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu các TCTD; cơ cấu lại việ hoạt ddoognj và hệ thống quản trị.
Năm 2013: Hoàn thành căn bản việc sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt độn ngân hàng, triển khai lành mạnh hoá tài chính, cơ cấu lại hoat động quản trị và hệ thống các TCTD, hoàn thành cơ bản cơ cấu lại sở hữu, pháp nhân của các NHTMCP yếu kém
Năm 2014-2015: Hoàn thanhfcawn bản cơ cấu lại tài chính của TCTD, các TCTD đáp ứng đầy đủ mức vốn điều lệ thực và chuẩn mực, giới hạn an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật, tiếp tục triển khai cơ cấu hoạt động và quản trị, tiếp tục sáp nhập, hợp nhất mua lại theo nguyên tắc tư nguyện.
Như vậy Đảng và Nhà nước ta đã goạch định cụ thể lộ trình tái cấu túc của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015. Mặc dù, đề án vẫn chưa nêu được vấn đề quan trọng đó là “nguồn tài trợ cho quá trình tái cấu trúc ngân hàng đến từ đâu?” Chính vì vậy, những hoạt động cụ thể mà Chính phủ đã và đang thực hiện trong năm 2011 và 2012, đã góp phần làm lành mạnh hệ thống ngân hàng, nhưng đây chỉ là bước đầu tiên trong quá trình tái cấu trúc.