c. Kiểm soát nợ xấu
2.2.2.3. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng
Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang đứng trước lo ngại về tính thanh khoản với nhiều rủi ro tiềm ẩn, cụ thể được thể hiên ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, cuộc đua về lãi suất của các ngân hàng gần đây liên tục vượt trần 14%/ năm trong năm 2011. Các ngân hàng chạy đua dưới nhiều hình thức, đẩy chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay tăng lên 4,5%-5%/ năm, khiến cho lãi suất vay qua đêm lên đến 20% vào đầu tháng 10/2011. Mặc dù tình hình thanh khoản chung của cả hệ thống tương đối ổn định hơn trong hai quý đầu năm 2012 khi mà trần lãi suất huy động cho các kỳ hạn dưới 1 năm giảm 4%, còn 9%, nhưng nhiều ngân hàng nhỏ vẫn huy động với lãi suất cao tương đối so với lãi suất trần, điều này cho thấy sự khó khăn thanh khoản của một bộ phận ngân hàng.
Thứ hai, đường cong lãi suất chuẩn của Việt Nam đi ngược lại với dạng đường cong lãi suất thông thường. Theo dạng thông thường, lãi suất dài hạn phải cao hơn lãi suất ngắn hạn, tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam sẵn sàng trả lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn và ngân hàng phải huy động vốn bằng mọi giá để giải toả tạm thời vấn đề căng thẳng về luồng tiền.
Thứ ba, áp lực thanh khoản cũng có thể được nhìn nhận dựa vào chỉ tiêu cho vay/huy động (LDR) đang có xu hướng tăng cao. Năm 2008, LDR là 0,95 và đến năm 2010, tỷ lệ này là 1,01 tăng 6,32%, năm 2011 là 1,03 nguyên nhân chính có thể là do tăng trưởng tín dụng cao, tạo áp lực thanh khoản cho toàn hệ thống
Thứ tư, một thực tế cho thấy ở Việt Nam đó là việc các cán bộ tín dụng đi tiếp thị trực tiếp khách hàng để huy động vốn tiết kiệm và khách hàng được “mặc cả” với ngân hàng về lãi suất. Đây là một minh chứng rõ nét, cho thấy sự thiếu hụt thanh khoản trầm trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.