c. Kết quả của thương vụ sáp nhập Eximbank – Sacombank
3.3. Giải quyết nợ xấu
Việc tái cấu trúc bắt đầu từ việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng và của cả doanh nghiệp. Bởi vì, nợ xấu được xác định là nguyên nhân gây tắc nghẽn dòng vốn tư hệ thống ngân hàng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy vấn đề giải quyết nợ xấu là vấn đề cấp thiết hiện nay và để quá trình xử lý nợ xấu đạt được kết quả tích cực điều cần thiết lúc này là thực hiện nhanh chóng, bài bản. Trước hết ta cần tìm hiểu nợ xấu phát sinh tư đâu.Các khoản nợ xấu này chủ yếu nằm trong lĩnh vực bất động sản và lĩnh vực sản xuất có liên quan do sức cầu ở các thị trường này suy giảm mạnh. Theo tính toán của NHNN thì chỉ riêng tổng dư nợ BĐS là xấp xỉ 200.000 tỉ đồng vào cuối năm 2011, các khoản nợ này nếu không thanh khoản được thì sẽ càng phình to. Mỗi khi các khoản huy động đáo hạn, các NHTM lại lâm vào tình trạng “đói” thanh khoản và sẵn sang lao vào cuộc chạy đua lãi suất gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ.
Để có thể giải quyết nợ xấu trong ngân hàng hiện nay, đòi hỏi cần phải có sự liên kết thực hiện giữa bản thân mỗi ngân hàng với NHNN. Theo đó, mỗi ngân hàng ngày càng ngay từ bây giờ cần tiến hành xử lý ngay nợ xấu của mình và của ngân hàng khác, trong khi NHNN hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các ngân hàng giải quyết nợ xấu, cũng như quá trình giải quyết nợ xấu diễn ra một cách nhanh chóng, tránh chậm trễ và đi lệch hướng
Đối với các NHTM:
Thứ nhât, phải rà soát, đánh giá lại một các chính xác về thực trạng nợ xấu của bản thân ngân hàng thông qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và mức độ tài sản đảm bảo để có cái nhìn tổng quát hơn về rủi ro tín dụng của mình. Việc đánh giá nợ xấu việc quan trong là phải chính xác để đảm bảo chất lượng
Thứ hai, chủ động, tích cực đàm phán trước khách hàng trong việc xử lý nợ. Để thực hiện được biện pháp này, ngân hàng phải đào tạo một độ ngũ cán bộ chuyên sâu về xử lý có chuyên môn tốt, hoạt động hiệu quả và am hiểu về pháp luật. Việc chuyên môn hoá này giúp việc xử lý nợ xấu được tập trung và đầu tư đúng mức, hạn chế việc cán bộ không hiểu rõ luật hoặc không ý thức được mức độ quan trọng mà không làm tới cùng.
Thứ ba, thực hiện cơ cấu lại nợ đối với nợ xấu của các doanh nghiệp. Ngân hàng cần định lại các kỳ hạn trả nợ gốc và lãi. Giải pháp này đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải xác định doanh nghiệp nào có khó khăn tạm thời, có hàng hoá ứ đọng, chưa bán được, chưa tạo được ra dòng tiền để tiến hành cơ cấu lại nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng không nên lạm dụng giairphaps này để che giấu nợ xấu mà doanh nghiệp không có khả năng phục hồi vì sẽ đẩy ngân hàng đó đến rủi ro mất vốn.
Thứ tư, tăng trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng quỹ dự phòng chung trích từ lợi nhuận để xử lý nợ xấu nhóm 5 và các trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, giải thể. Các NHTM cần chu động hơn nữa trong việc trích lập dự phòng các khoản nợ xấu,chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ, điều này sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng bù dắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp,có thể khéo léo xem xét giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả năng tài chính nội tại công ty, thưc hiện các biện pháp nâng cao năng lực của nhân viên, có thể cắt giảm nhân viên nếu làm việc không hiệu quả. Ngoài ra ngân hàng còn phải cắt giảm một số chi phí không hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng các mức trích lập dự phòng. Thứ năm, các ngân hàng có thể tham gia quá trình mua bán nợ xấu. Tuy các ngân hàng có nợ xấu bán lại cho các ngân hàng khác có thể sẽ chịu một khoản thiệt hại do chiết khấu cao, nhưng các ngân hàng này sẽ giảm bớt các khoản nợ xấu tồn đọng. Để việc mua bán nợ xấu giữa các ngân hàng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, đòi hỏi cần có sự đơn giản hoá thủ tục, cũng như cần xác lập một thị trường mua bán nợ để thông qua đớ, các ngân hàng có thể mua bán nợ lẫn nhau. Bên cạnh đó, đối với những trường hợp cần có sự can thiệp cuẩ NHNN thì NHNN nên chủ động trong việc thông qua việc mua bán nợ để thông qua việc mua các khoản nợ xấu bằng ngân sách nhà nước hoặc chọn một ngân hàng đại
diện cho mình thực hiện việc này. Ngân hàng được chỉ định có thể là ngân hàng nhà nước có đủ khả năng thực hiên mua lại việc nợ xấu và đại diện NHNN đóng vai trò hỗ trợ ngân hàng được mua nợ.
Đối với NHNN
Bước đầu tiên trong việc giải quyết nợ xấu mà Chính phủ đã thực hiện trong thời gian qua, đó là việc công bố tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, lại có rất nhiều con số được đưa ra, cho thấy sự phức tạp và chưa triệt để trong công tác xử lý nợ xấu hiện nay. Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu trước Quốc hội Tháng 3 là 10%, nợ xấu của ngân hàng Việt Nam vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát, tuy nhiên điều quan trọng nhất là làm sao có thể xử lý triệt để, nhanh chóng xử lý nợ xấu này. Thực trạng Việt Nam chịu áp lực lạm phát cao, tồn tại những yếu tố có thể gây bất ổn vĩ mô, nguồn lực của Chính phủ hạn chế do thâm hụt ngân sách lớn, nợ công đã ở mức cao và đang tăng nhanh, chính sách tài khoá,tiền tệ vẫn phải tập trung cho những mục tiêu này. Vì vậy bên cạnh sử dụng NSNN và từ quỹ của các ngân hàng thì nhà nước cần phải huy động thêm sự tham gia của tư nhân, các cổ đông chiến lược nước ngoài.Biện pháp hữu hiệu nhất là thành lập công ty mua bán nợ xấu và quản lý nợ xấu của các NHTM đồng thời giải quyết nợ xấu của các doanh nghiệp. Nên thành lập công ty mua bán nợ xấu có sự tham gia của cả nhà nước và tư nhân đưới hình thức công ty cổ phần để đảm bảo các tiêu chuẩn về vốn cũng như tránh được bất cập trong khâu quản lý, giúp cho công ty vừa đạt được mục tiêu lợi nhuận, vừa giúp giải quyết nợ xấu còn tồn đọng trong hệ thống ngân hàng. Cần phải có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động của các công ty mua bán nợ xấu để định hướng, điều chỉnh, đốc thúc các công việc một cách hiệu quả đúng hướng. Chính phủ nên miễn một số loại thuế cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ, khi đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư của tư nhân cũng như không gây ra tốn kém NSNN.
Biện pháp thứ hai là huy động nguồn vốn nước ngoài mua lại nợ xấu của các ngân hàng, đi kèm với đó là những quyền lợi ưu đãi các nhà đầu tư. Giải pháp này sẽ huy động được một khoản vốn lớn từ các tổ chức nước ngoài, đảm bảo cho việc mua bán nợ xấu diễn ra thuận lợi, không bị trì trệ do thiếu hụt vốn.
Biện pháp thứ ba là NHNN cần phải giải quyết tình trạng “2 sổ sách” của các NHTM. Thực tế ở Việt Nam, các NHTM thường sử dụng một quyển sổ sách để báo cáo NHNN và huy động vốn với lãi suất thoả thuận cao hơn lãi suất trần và ghi chép sang sổ sách khác. Sự bất cân xứng và thiếu minh bạch trong báo cáo như vậy làm các con số khác chính xác về nợ xấu vẫn là một dấu hỏi lớn. Chính vì vậy, Nhà nước cần từng bước thả nổi lãi suất, để các ngân hàng chỉ áp dụng 1 sổ sách để nâng cao tính minh bạch tài chính, cũng như xây dựng hệ thống quản lý rủi ro một cách chặt chẽ.
Các biện háp trên nhằm giải quyết nợ xấu nợ xấu hiện nay, còn về lâu dài cần nhìn nhận vấn đề này theo một chiều hướng khác, bởi nếu cư khi nào ngân hàng lâm vào nợ xấu thì NHNN đứng ra gánh vác giúp đỡ sẽ gây tư tưởng ỷ lại, khiến các ngân hàng tăng cường cho vay một cách không kiểm soát chặt chẽ và lại gây khủng hoản tương tự.
3.4. Hợp nhất
Đối với lĩnh vực nhạy cảm và có tính lan truyền rộng như tiền tệ, sáp nhập và hợp nhất là lựa chọn thích hợp hơn. Bởi vì phá sản ngân hàng là vấn đề rất hệ trọng tại Việt Nam khi nền kinh tế còn non trẻ và tác động của ngân hàng là rất lớn đối với nền kinh tế sẽ để lại rất nhiều hệ luỵ. Hơn nữa đối với bất kỳ quốc gia nào, phá sản chỉ là giải pháp cuối cùng khi Chính phủ không thể nâng đỡ nổi các ngân hàng và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng không còn hiệu quả nữa. Hợp nhất vẫn là phương án tối ưu hơn với những đặc trưng nổi trội của nó, trong trường hợp lựa chọn hình thức hợp nhất thay vì mua lại thì sự khác biệt lớn nhất là không có ngân hàng nào bị biến mất hoàn toàn dưới sự quản lý của ngân hàng khác, mà là ngân hàng chấp nhận chấm dứt tồn tại này để bắt đàu sự tồn tại mới, chuẩn bị cho một sự phát triển mới. Hơn nữa, tính tự nguyện được đề
cao trong thương vụ, bởi nó chỉ được thực hiện khi các bên tham gia nhận thức đầy đủ về những lợi ích cũng như khó khăn khi tiến hành.
Nhiều đánh giá cho rằng số ngân hàng VN đã quá nhiều so với quy mô của nền kinh tế và một phần của tái cấu trúc là hợp nhất các ngân hàng nhỏ. Việc này là cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động. Vì vậy cần phải phân loại các ngân hàng và đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề của từng ngân hàng để có chiến lược phù hơp, không chỉ các ngân hàng yếu kém mà cả ngân hàng lớn, ngân hàng quốc doanh cũng cần phải tái cấu trúc. Trong quá trình này, cần xây dựng phương án cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém với chi phí ít nhất, bảo đảm an toàn hệ thống, không làm ảnh hưởng đến an toàn vĩ mô, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, xử lý nghiêm cá nhân sai phạm. Đồng thời các ngân hàng phải tự củng cố hoặc sáp nhập với ngân hàng khác. Việc này bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các bên liên quan. Đây cũng là cơ hội để các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh có thể tăng nhanh về quy mô cũng như khả năng cạnh tranh. Dù dựa trên nguyên tắc tự nguyện song việc sáp nhập và hợp nhất cũng cần có những áp lực cần thiết để quá trình tái cấu trúc đi theo đúng lộ trình.