c. Kết quả của thương vụ sáp nhập Eximbank – Sacombank
3.1.1. Mua lại ngân hàng hay quốc hữu hoá một phần để tăng vốn
Xử lý nợ xấu là trọng tâm giai đoạn 2 của tái cấu trúc ngân hàng. Vấn đề đặt ra là từ nay làm thế nào để các ngân hàng yếu kém đang gây ra nhiều rắc rối cho thị trường tiền tệ , đặc biệt cho việc ổn định lãi suất, ổn định lãi suất.
Cách tốt nhất mà các nước đã từng làm là nếu ngân hàng yếu kém quá mà tự họ không khắc phục được, các ngân hàng yếu kém không sáp nhập được với nhau thì Chính phủ đành phải gom họ lại thành một ngân hàng của Chính phủ rồi sau đó quốc hữu hoá để thực thi chính sách tiền tệ ổn định trong giai đoạn tái cấu trúc. Sau này khi ngân hàng đó phát triển thì có thể tự cổ phần hoá. Đây là giải pháp đã được ap dụng ở nhiều quốc gia. Điển hình là Anh, Đức và Thuỵ Điển. Đặc biệt tại Thuỵ Điển phương án quốc hữu hoá một số ngân hàng trên bờ vực phá sản nhằm cứu vãn hệ thống tài chính khỏi một cơn đổ vỡ đã được Chính phủ thực thi một cách triệt để minh bạch với phương châm rất kiên
quyết loại bỏ các cổ đông hiện hữu của các ngân hàng này, giữ vững nguyên tắc các chủ ngân hàng phải chịu lỗ và mất vốn trước khi Chính phủ rót tiền cứu trợ. Biện pháp mạnh tay này đã thúc đẩy các ngân hàng thương mại khác nhanh chóng tăng vốn chủ sở hữu, giảm bớt rủi ro cho toàn bộ hệ thống. Ở Thuỵ Điển, Chính phủ tách số tài sản xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán và giao cho hai công ty quản lý tài sản quản lý riêng. Kế hoạch quốc hữu hoá ngân hàng này đã giải cứu hệ thống ngân hàng Thuỵ Điển thoát khỏi cơn suy thoái hê thống năm 1992-1993. Tại Anh, Chính phủ đã mua cổ phiếu của Royal Bank of Scotland với giá 50.5 xu/cổ phiếu và sở hữu 67% ngân hàng này, Chính phủ Anh hiện cũng đang sở hữu 47% ngân hàng Loyds. Nhờ giải pháp này nhiều quốc gia trên thế giới đã giải cứu được hệ thống ngân hàng của họ, còn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam thì sao, liệu có thể áp dụng phương pháp này được không ? Đây là câu hỏi cũng có khá nhiều ý kiến được đưa ra. Theo TS Trần Du Lịch, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội là phải quốc hữu hoá những ngân hàng có hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản dưới 8%, mà nợ xấu lên đến 10%, tức là đã mất hết vốn. Ông cũng đề nghị Quốc hội giảm thuế thu nhập doannh nghiệp tu 25% xuống 20% và bù đắp khoản hụt thu bằng cách giảm 10% chi thường xuyên trong năm 2013 so với năm 2012 (ngoại trừ tiền lương và tiền chi an sinh xã hội). TS còn ví von, việc này giống như khi nồi cơm vơi thì cả nhà cần bớt ăn đi một chút chứ không thể bắt những đứa con mình đang yếu mệt phải làm việc nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn.
Còn theo TS Phạm Đỗ Chí – nguyên kinh tế gia cao cấp IMF: “Quốc hữu hoá các ngân hàng mất sạch vốn do nợ khủng là một ý kiến hay, cũng đã có nhiều kinh nghiệm hay được thực thi ơ nhiều quốc gia. Nhưng khi ứng dụng vào Việt Nam thì có một số vấn đề đặt ra. Trong đó là tình trạng sở hữu chéo của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Quốc hữu hoá chắc chắn sẽ đụng chạm tới lợi ích, quyền lợi và thượng tầng của những nhân hàng khác, những ngân hàng đang có cùng ông chủ, các nhóm lợi ích là các cổ đông lớn,các cổ đông sáng lập. Như vậy liệu có quốc hữu hoá được không? Hơn nữa, câu hỏi đặt ra là lấy tiền đâu ra để xử lý nợ xấu? Mà có thì phải xử lý như thế nào mà không phải lấy tiền của dân ra để cứu các ngân hàng ? ”
Đây là một giải pháp mà Việt Nam áp dụng được cũng khá là khó khăn, có cả “núi” vấn đề mà các nhà quản lý sẽ phải đối mặt.