Thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng NHTMCP Sài Gòn, NH Việt Nam Tín Nghĩa, NH TMCP Đệ Nhất

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC NGÂN HÀNG và các vấn đề LIÊN QUAN đến tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 43 - 44)

c. Kiểm soát nợ xấu

2.2.4.1.Thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng NHTMCP Sài Gòn, NH Việt Nam Tín Nghĩa, NH TMCP Đệ Nhất

a. Bối cảnh

Sau khi có thông tư của NHNN về việc định hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo chiến lược sáp nhập những ngân hàng nhỏ và yếu thành ngân hàng lớn hơn và vững mạnh hơn nhằm tạo ra những TCTD phù hợp có thể chống chọi được với sự thay đổi của

nền kinh tế hiện nay, việc sáp nhập 3 NHTMCP là NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Đệ Nhất (Ficombank) và NH Việt Nam Tín Nghĩa (TinNhiabank) được coi là động thái đầu tiên và nổi bật nhất trên thị trường. Khi có chiến lược sáp nhập, tình hình của mỗi ngân hàng được đánh giá là yếu kém. Theo nhận xét của Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình, trong thời gian hoạt động trước sáp nhập, ba ngân hàng đều lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản tạm thời. Nguyên nhân chủ yếu là do ba ngân hàng này sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dại hạn, gặp thị trường biến động, nhất là khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào như trước nữa nên rủi ro thanh khoản xảy ra. Về chất lượng tài sản, nợ xấu của ngân hàng TinNghiabank ở mức 1,7% tổng tinsdungj tại thời điểm 30/9/2011, trong đó khoảng 374 tỷ đồng là nợ không có khả năng thu hồi, chiếm 89,15%. Nợ xấu của Ficombank chiếm khoảng 2.2% vào cuối năm 2010, còn SCB có mức nợ xấu cao nhất khoảng 12,46% tại thời điểm cuối năm 2010, SCB phụ thuộc vào vốn hỗ trợ từ NHNN và vay trên thị trường liên ngân hàng. Thực hiện quy định của pháp luật, NHNN đã thông qua ngân hàng BIDV hỗ trợ thanh khoản cho ba ngân hàng này, tình hình thanh khoản của ba ngân hàng được cải thiện đáng kể, nhưng sau đó ba ngân hàng đã tự nguyện sáp nhập thành một ngân hàng

Mục tiêu sáp nhập là giải quyết được những vấn đề hiện tại của ba ngân hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doan cũng như tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao vị thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng về quy mô vốn, tính thanh khoản và thu hút vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC NGÂN HÀNG và các vấn đề LIÊN QUAN đến tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM (Trang 43 - 44)