Biện pháp 4: Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 85 - 88)

3.2. Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng

3.2.4.Biện pháp 4: Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và các

các các lực lượng xã hội khác trong và ngoài nhà trường tham gia vào thực hiện giáo dục KNS cho sinh viên

Tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trong các trường Cao đẳng, Đại

học có vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến việc tổ chức các hoạt động nhằm GD chính trị tư tưởng cho thanh niên, sinh viên và thông qua các hoạt động góp phần vào cơng tác giáo dục của nhà trường. Nhà trường đóng vai trị quyết định trong việc chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên

phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện cho SV trong đó có GDKNS là một nội dung rất quan trọng.

Bên cạnh đó phải biết các lực lượng bên ngoài nhà trường như: Trung tâm y tế, Trung tâm kế hoạch hóa gia đình, Cơng an, tỉnh đoàn, Trung ương hội, Hội chữ thập đỏ tỉnh, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội doanh nghiệp trẻ… cùng tham gia phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống và KNS cho SV

* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp:

- Đồn thanh niên và Hội sinh viên đóng vai trò rất quan trọng trong

việc GD KNS cho sinh viên. Với việc phối hợp chặt chẽ, thống nhất các nội dung, chương trình, phương pháp với Ban giám hiệu Nhà trường và các tổ chức khác sẽ đem lại kết quả giáo dục KNS cho sinh viên rất cao.

- Tạo sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức, đơn vị trong xã hội để thống nhất mục tiêu, yêu cầu, chương trình kế hoạch phù hợp với từng đối tượng lứa tuổi, cùng chung một phương thức giáo dục và sắp xếp hợp lý các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia để đem lạo kết quả giáo dục hiệu quả hơn.

* Nội dung:

- Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong trường để xây

dựng kế hoạch, nội dung, chương trình có lồng ghép hoạt động GD KNS sao cho thật ý nghĩa, thật hiệu quả.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn và chính quyền

địa phương trong địa bàn để xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình và các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho sinh viên.

* Cách thực hiện:

+ Đối với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên:

Tập huấn, tuyên truyền vai trò trách nhiệm về GDKNS cho SV. Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ GDKNS đến giảng viên, sinh viên trong các cuộc họp do Ban chấp hành Đoàn tổ chức.

- Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn TN và Hội SV cùng phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo Đoàn viên - SV xây dựng và tổ chức thực hiện

GDKNS cho SV. Xây dựng quy chế phối hợp lãnh đạo giữa nhà trường, tỉnh đoàn, với tổ chức Đoàn thanh niên, Hội SV nhà trường để huy động mọi lực lượng tham gia một cách hợp lý và không bị chồng chéo. Nội dung kế hoạch của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phải căn cứ vào định hướng, mục tiêu giáo dục của Bộ GD&ĐT, của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và nhiệm vụ cụ thể của mỗi năm học. Các nội dung này được thực hiện rải đều trong năm học chứ không tập trung vào những ngày lễ lớn của trường. - Thống nhất lựa chọn các nội dung, hình thức tổ chức HĐGDKNS trong năm học trên cơ sở thực tế nhà trường. Các nội dung GDKNS cần phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên, với điều kiện nhà trường, với ngành nghề đào tạo, với xu thế sử dụng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay… - Thống nhất về vai trò, trách nhiệm cụ thể trong các chương trình hoạt động đã đề ra: Đảng ủy và Ban lãnh đạo nhà trường cử một đồng chí trực tiếp phụ trách các hoạt động, Ban thường vụ Đoàn TN - Hội SV mà cao nhất là đồng chí Bí thư Đồn, Chủ tịch Hội sinh viên nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức phân cơng cán bộ đồn, hội viên phụ trách từng mảng công việc theo đặc thù của từng hoạt động, các giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm đơn đốc, tổ chức, quản lý đoàn viên trong lớp tham gia.

- Chỉ đạo Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc tổ chức cho SV tham gia các buổi sinh hoạt, nói chuyện và đọc các loại sách báo về GDKNS sao cho phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi này.

- Tiến hành trao đổi, học tập các mơ hình hoạt động có lồng ghép GDKNS cho SV của các Đoàn, Hội trong trong nước và thường xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm trong các hoạt động của Đoàn, Hội.

+ Đối với các tổ chức xã hội:

- Nhà trường chủ động lên kế hoạch hoạt động phối hợp trong năm

học: với các chuyên đề sâu liên quan đến chuyên môn của các tổ chức xã hội, các lực lượng nói trên như: Giáo dục sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục; phòng chống ma túy, HIV/AIDS, Sinh viên với an tồn giao thơng; …

- Xây dựng nội dung thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể: Quy định thời gian cụ thể đối với từng chuyên đề, cụ thể trách nhiệm của nhà

trường, trách nhiệm các tổ chức phối hợp, vai trị Đồn thanh niên, Hội sinh viên và nhiệm vụ của giáo viên bộ mơn, của các CLB, tổ, đội, nhóm…

Thơng thường các chương trình tun truyền mang tính chất chun đề như trên được phân công trách nhiệm cụ thể như sau:

+ Tổ chức chuyên môn chịu trách nhiệm tuyên truyền, tư vấn về nội dung như: Các vấn đề về hiểm họa của ma túy, an tồn giao thơng, pháp luật,…thì giao cho Cơng an Tỉnh, cơng an Thành phố; Y tế, Trung tâm y tế dân số và kế hoạch hóa gia đình về giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục kiến thức về giới, về hạnh phúc gia đình; Tỉnh Đồn, Huyện đồn là các chương trình SV với phong trào lập nghiệp, định hướng tương lai,…

+ Nhà trường có nhiệm vụ huy động nguồn lực SV, bố trí GV quản lớp, sắp xếp thời gian, địa điểm, chịu trách nhiệm chính về nguồn lực tài chính. + Đoàn thanh niên, Hội SV: Chịu trách nhiệm tổ chức chương trình, chủ động thực hiện chương trình sao cho sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.

+ Các tổ chức giáo dục của Chính phủ, Phi chính phủ, giáo dục quốc tế: Đây là những lực lượng sẽ trợ giúp nhiều cho nhà trường về mặt nội dung, tổ chức chương trình, GV giảng dạy, những hoạt động tài trợ miễn phí. Tuy nhiên, để có được những chương trình, dự án này địi hỏi CBQLGD phụ trách về mảng HĐGDKNSphải rất năng động tìm kiếm thơng tin, liên hệ trợ giúp và khéo léo trong ngoại giao. Sự phối hợp tốt với lực lượng này là cơ hội cho sự phát triển HĐGDKNScho SV của trường.

+ Các doanh nghiệp, hội cha mẹ phụ huynh học sinh, sinh viên : ủng hộ về tài chính và nguồn lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau mỗi hoạt động cần có sự đánh giá, rút kinh nghiệm, các nhà quản lý nên tiến hành lấy ý kiến đánh giá phản hồi từ phía sinh viên, giảng viên về hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 85 - 88)