Biện pháp 2: Chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức việc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 82 - 84)

3.2. Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng

3.2.2.Biện pháp 2: Chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức việc thực hiện

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện là những nội dung, chức năng quan trọng của công tác quản lý. Ngay từ đầu năm học, Nhà trường cần có sự phân cơng kế hoạch hoạt động cụ thể cho toàn trường cũng như từng bộ phận từ GV, khoa, bộ mơn, Đồn thanh niên, Hội sinh viên. Sau khi xây dựng xong kế hoạch, CBQL Nhà trường sẽ tiến hành họp để góp ý, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện và thống nhất trong toàn trường và đưa vào thực hiện. Tuy nhiên, để quản lý tốt việc lập kế hoạch đòi hỏi CBQL HĐGDKNScần phải nắm chắc khả năng của GV, đặc điểm của Sinh viên, các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ HĐGDKNS, từ đó mà quyết định nội dung, hình thức HĐGDKNScho phù hợp.

* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: Đưa hoạt động GD KNS trở nên

khoa học hơn, tạo sự chủ động trong Ban giám hiệu và các chủ thể liên đới đến hoạt động.

* Nội dung:

- Trang bị những kiến thức cơ bản cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện cho CBQL, GV và những người làm cơng tác Đồn, Hội phụ trách hoạt động GD KNS.

- Xác định nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian, không gian các HĐGDKNScho từng học kỳ, từng năm học.

- Khơi dậy ý thức trách nhiệm, sự tích cực, chủ động sáng tạo của CBQL, GV và các cộng tác viên trong việc thực hiện HĐGDKNScho SV.

- BGH Nhà trường tiến hành quản lý, thực hiện lập kế hoạch và tổ chức việc thực hiện kế hoạch HĐGDKNS.

* Cách thực hiện:

- Trước hết, cần trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng kế hoạch GDKNS cho CBQL, GV, những người làm công tác Đồn, Hội (qua hình thức tập huấn chuyên biệt và cung cấp chương trình khung mở). Bởi việc lập kế hoạch tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau.

+ Nội dung, hình thức, mục đích khác nhau thì kế hoạch đề ra cũng khác nhau.

+ Kế hoạch của từng tuần, tháng, quý khác với kế hoạch của cả năm. + Kế hoạch của giảng viên bộ môn khác với kế hoạch của các cán bộ Đoàn, Hội, kế hoạch của toàn trường.

+ Những điều kiện vật chất phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch tích hợp hoạt động giáo dục KNS với kế hoạch giảng dạy, kế hoạch HĐGDKNS ngoài giờ lên lớp. Sau đó cần chỉ đạo, góp ý, bổ sung về kế hoạch của các bộ phận để đi đến thống nhất với kế hoạch chung của toàn trường.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Phân công thực hiện, sắp xếp nhân lực, phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch. Lập chương trình hoạt động thực hiện các việc đã nêu trong kế hoạch. Giao kế hoạch cho các bộ phận, các cá nhân thực hiện kế hoạch.

- Chỉ đạo việc triển khai thực hiện kế hoạch trong toàn trường: thực hiện bám sát kế hoạch đã xây dựng, giám sát xem có cần hỗ trợ nào khơng để có biện pháp hỗ trợ kịp thời và bảo đảm hiệu quả của các hoạt động.

- Tiến hành đánh giá kế quả thực hiện kế hoạch để giúp người quản lý tổ chức nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được theo kế hoạch đề ra. Đồng thời nó cũng giúp cho người quản lý tổ chức xem xét những nguyên nhân dẫn đến thành công cũng như hạn chế kết quả thực hiện.

Như vậy, có thể nói lập kế hoạch là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để quản lý tổ chức các HĐGDKNScho SV. Quản lý tốt công tác

xây dựng kế hoạch không những giúp các cấp quản lý, giảng viên hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt động mang tính tự phát làm ảnh hưởng đến kế hoạch chung của toàn trường.

3.2.3. Biện pháp 3: Chú trọng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ giáo dục KNS cho đội ngũ GV, cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 82 - 84)