Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 37 - 41)

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục KNS

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí và GDKNS cho SV

Nhận thức của đội ngũ cán bộ tham gia quản lí và GDKNS cho SV trong các trường Cao đẳng , Đại học được đánh giá bởi các yếu tố như: Nhận thức của CBQL về sự cần thiết phải GDKNS cho SV; KNS là gì ; ý nghĩa vai trị của GDKNS cho SV trong giai đoạn hiện nay, vai trò chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, CBQL, CVHT, vai trị trách nhiệm của gia đình và các tổ chức ngồi xã hội trong việc GDKNS cho SV; mối quan hệ giữa: nhà trường – gia đình – các tổ chức ngoài xã hội đối với việc GDKNS của SV ở các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay.

Trình độ nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí và GDKNS cho SV khơng đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lượng trong các hoạt động GD sẽ khác nhau. Vì vậy địi hỏi nhà quản lí tổ chức các hoạt động GD cần có sự tuyên truyền vận động, hướng dẫn, động viên khuyến khích kịp thời tới các lực lượng tham gia quản lí GD thì cơng tác GDKNS cho SV mới được hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu GD ở bậc Cao đẳng, Đại học.

Hiện nay đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng, Đại học đều có trình độ tốt nghiệp Đại học và trên Đại học. Phần lớn GV của các trường trước khi làm công tác giảng dạy đều đã được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm ở các cơ sở có uy tín.

Đội ngũ GV đa số đều là những cán bộ yêu ngành, yêu nghề, tâm huyết với nghề và xác định gắn bó lâu dài với nhà trường. Tuy nhiên trong đội ngũ các nhà giáo vẫn cịn khơng ít các thầy cô mới chỉ chú ý “ dạy chữ ” mà chưa thực sự quan tâm đến “ dạy người ”. Điều này được thể hiện trong các bài giảng cịn thiếu tính thực tiễn, cách giao tiếp giữa GV và sinh viên còn thiếu cởi mở, còn ngại trong việc tham gia các hoạt động chung của nhà trường mà nhất là hoạt động giáo dục đạo đức nếp sống cho SV. Vì thế các nhà quản lí GD nói chung, Ban giám hiệu nhà trường nói riêng cần phải có kế hoạch chương trình yêu cầu trong cơng tác GD tư tưởng, trình độ nhận thức của GV về nghề nghiệp, nhất là GD rèn luyện các KNS của SV. “Dạy chữ, dạy nghề, dạy người” là những yêu cầu cần phải được thực hiện xuyên suốt trong tư tưởng GD của mỗi người thầy. Chỉ khi nào trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ GV trong nhà trường khá đồng đều, thấy được vai trò trách nhiệm cũng như lương tâm của mình trước SV, trước sự u cầu và địi hỏi ngày càng cao của xã hội thì khi đó cơng tác GD SV mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

1.5.2.3. Sự giáo dục của gia đình

Gia đình là một trong các yếu tố tác động trực tiếp, lien tục, thường xuyên tới việc giáo dục KNS cho sinh viên. Nền nếp của gia đình ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý, đạo đức, KNS của sinh viên nói riêng và giới thanh niên nói chung.

1.5.2.4. Đặc điểm sinh viên

Sinh viên đóng vai trị quan trọng, là chủ thể của vấn đề, nếu mọi yếu tố xung quanh đều tốt mà yếu tố con người chưa tốt thì mọi việc sẽ rất khó thành cơng, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.

Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng

lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của mỗi cá nhân.

Học tập ở cao đẳng, đại học là cơ hội tốt để SV được trải nghiệm bản thân, vì thế SV rất thích khám phá, tìm tịi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định bản thân.

Ở lứa tuổi này các em sinh viên đã có tình cảm ổn định và nó được thể hiện qua việc lựa chọn nghề nghiệp. Từ đó tạo động lực cho các em học tập chăm chỉ, sáng tạo và hứng thú với ngành nghề mình lựa chọn. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ SV nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động cịn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV.

Bên cạnh những mặt tích cực thì SV khơng tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Mặt khác, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó SV dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hố khơng phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và khơng có lợi cho bản thân họ.v.v

Các nhà quản lý giáo dục cần nắm vững những đặc điểm này của SV, đây sẽ là điều kiện quan trọng để họ đưa ra những giải pháp quản lý sao cho việc thực hiện HĐGDKNScho SV đạt hiệu quả tốt nhất.

Tiểu kết chương 1

Qua tìm hiểu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau:

Hoạt động giáo dục KNS trong trường Cao đẳng, Đại học là cần thiết, cấp bách. Đã đến lúc phải coi giáo dục KNS là một nhiệm vụ thiết yếu trong công tác giáo dục cho thế hệ tương lai. Thực hiện tốt việc GDKNS cho SV cũng chính là thực hiện bốn trụ cột trong giáo dục của UNESCO là: Học để biết (KNS liên quan đến “kiến thức”), học để làm (KNS liên quan đến “hành vi”), học để tự khẳng định mình (KNS liên quan đến “giá trị”), học để cùng chung sống (KNS liên quan đến “thái độ”). Hoạt động giáo dục KNS là bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường; là sự tiếp nối, chuyển tiếp từ việc SV tiếp thu kiến thức đến vận dụng vào thực tiễn của hoạt động dạy học.

Chương 1 đề xuất đến một số khái niệm công cụ cơ bản như: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; Khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục KNS, quản lý hoạt động giáo dục KNS. Đã nghiên cứu được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên.

Từ đó cho thấy giáo dục KNS cho giới trẻ hiện nay là vô cùng quan trọng nhưng để hoạt động giáo dục KNS cho các em mang lại hiệu quả cao cần có sự vào cuộc của các nhà QLGD, GV, Cán bộ Đoàn TH, Cố vấn học tập và các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 37 - 41)