Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 90 - 93)

3.2. Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng

3.2.6.Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể hoạt

động giáo dục KNS trong nhà trường

Kiểm tra đánh giá là một q trình mà trong đó CBQL tập hợp các thông

tin, số liệu qua theo dõi, đôn đốc nhằm động viên hết khả năng tham gia của SV và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, nếu kiểm tra đánh giá không khách quan, cơng bằng thì sẽ khơng động viên, khuyến khích được phong trào.

*Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

- Kiểm tra, đánh giá là công đoạn cuối cùng của việc thực hiện các hoạt

động. Kiểm tra đánh giá giúp cho các nhà quản lý biết được kết quả rèn luyện KNS của SV qua các hoạt động dạy học, trong công tác chủ nhiệm, trong các chương trình ngoại khóa, từ đó điều chỉnh, phát triển, nâng cao các hoạt động cho phù hợp. Việc kiểm tra đánh giá chính xác, khách quan, chân thực sẽ có tác dụng trực tiếp tìm ra những nguyên nhân về đưa ra các phương pháp quản lý hiệu quả cho hoạt động GD KNS của Nhà trường.

- Giúp cho SV biết cách tự đánh giá kết quả rèn luyện KNS của bản thân và biết cách đánh giá kết quả rèn luyện KNS của người khác.

- Đối với công tác kiểm tra đánh giá cần có các hình thức khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động viên các cá nhân, tập thể làm tốt. Bên cạnh đó cũng thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, hướng dẫn những cá nhân, tập thể làm chưa tốt.

* Nội dung:

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục KNS - Tổ chức kiểm tra đánh giá

- Phát động và tổ chức các phong trào thi đua, tổng kết thi đua, khen thưởng kịp thời.

* Cách thực hiện:

Từ nghiên cứu thực trạng về QLHĐGDKNScủa trường Cao Dược Phú

Thọ cho thấy công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả của HĐGDKNScủa trường được tiến hành rất thấp, chủ yếu vẫn là hình thức, qua loa, chưa quan tâm đến việc kiểm tra đánh giá theo mục tiêu chuẩn kỹ năng dành cho SV. CBQL chủ yếu kiểm tra qua việc quan sát trực tiếp các hoạt động ở một số khâu nhất định, ở một vài thời điểm nhất định, như vậy khó đánh giá tồn diện HĐGDKNScho SV. Đa số CBQL kiểm tra chủ yếu nhằm vào kết quả hoạt động để đánh giá thành tích, xếp loại thi đua. Để quản lý tốt hơn hoạt động này, người quản lý phải tiến hành xây dựng các quy trình kiểm tra đánh giá cụ thể như sau:

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá: Khi tiến hành kiểm tra, người quản lý phải xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá, các tiêu chí này phải được xây dựng dựa trên mục tiêu chương trình, nội dung, kế hoạch đã xây dựng, lượng hóa bằng điểm hiệu quả của cơng việc từ đó đánh giá ý thức trách nhiệm của giáo viên và sinh viên trong từng hoạt động.

Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải được xây dựng từ ý kiến của tập thể GV và sinh viên trong trường. Sau đó thống nhất thành các tiêu chuẩn để triển khai thực hiện trong toàn trường.

- Tổ chức việc đo lường thành tích: Trong q trình thực hiện việc kiểm tra, đánh giá cần tổ chức các lực lượng kiểm tra, theo dõi thi đua, giám sát các hoạt động trong chương trình GD KNS. Ở mỗi bộ phận đều phải tổ chức chặt

chẽ từ khâu phân công trách nhiệm, phương pháp làm việc, sắp xếp thời gian trực, chuẩn bị phương tiện kỹ thuật kiểm tra như: phiếu đánh giá, các câu hỏi để CB, GV và SV trả lời, bản thu hoạch, báo cáo,…lập bảng và theo dõi thi đua thường kỳ, thu thập thơng tin kịp thời, chính xác.

- Hình thức kiểm tra:

+ Kiểm tra quá trình tổ chức hoạt động

+ Kiểm tra, giám sát hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng + Kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất

+ Kiểm tra chéo giữa các lớp

+ Kiểm tra từ trên xuống của các tổ chức quản lý giáo dục

- So sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn: Kiểm tra là q trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ. Phải dựa vào mục tiêu của HĐGDKNS, các tiêu chuẩn mà Hội đồng sư phạm Nhà trường đã thông qua, so sánh với hiệu quả công việc của GV, SV để từ đó đánh giá kết quả hoạt động của CB, GV và SV đạt được ở mức độ nào. Qua đó người quản lý phát hiện những sai lệch so với chuẩn hay kết quả đạt với chuẩn.

Đối với cán bộ, giảng viên: Kết quả đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động các HĐGDKNS là một trong những tiêu chí xếp loại danh hiệu thi đua cho cán bộ, giảng viên cuối năm.

Đối với sinh viên: Sau mỗi tuần và sau mỗi hoạt động có đánh giá, nhắc nhở, khen ngợi kịp thời. Kết quả rèn luyện của cá nhân và tập thể được dùng làm căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm SV và xếp loại thi đua tập thể cuối kỳ, cuối năm.

- Ra quyết định điều chỉnh: Từ cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá CBQL đưa ra những quyết định điều chỉnh cho phù hợp, uốn nắn sai lệch hoặc xử lý, hoặc phát huy thành tích, khuyến khích, động viên, khen thưởng.

- Tổ chức biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong HĐGDKNS: Từ việc động viên, khuyến khích các cá nhân, tập thể có thành tích tốt. Việc khen thưởng cịn có ý nghĩa tuyên truyền, cổ động cho hoạt động GD KNS trong toàn trường. Phong trào làm tốt hoạt động GD KNS trở thành phong trào thi đua trong toàn trường, là tiêu

chí để xây dựng các danh hiệu thi đua. Hình thức biểu dương, khen thưởng có thể bằng vật chất, tinh thần hoặc kết hợp cả hai.

3.3. Khảo sát, thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp GDKNS cho sinh viên

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 90 - 93)