Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 79 - 82)

3.2. Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng

3.2.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động

Giáo dục KNS không thể tách rời GD giá trị sống, giá trị sống là cội nguồn, là gốc của KNS, do giới hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên luận văn tập trung vào nghiên cứu quản lý HĐGDKNS. HĐGDKNScho SV là một trong những nội dung quan trọng nhằm hoàn thiện nhân cách, lối sống cho SV, giúp các em có được những kỹ năng cơ bản, cần thiết để ứng phó với những tình huống xảy ra trong cuộc sống, đồng thời hướng các em trở thành những công dân tốt để góp phần vào cơng cuộc xây dựng đất nước. Chính vì

vậy, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV Nhà trường là vô cùng quan trọng. Bởi nhận thức ln đi trước hành động, có nhận thức đúng thì mới có thể chỉ đạo hành động đúng đắn. Khi đã nhận thức đúng rồi họ sẽ chủ động, tích cực và tự nguyện tham gia HĐGDKNScủa Nhà trường.

Bên cạnh đó khi lực lượng này có nhận thức đúng về HĐGDKNSsẽ khuyến khích, vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia vào hoạt động này.

Qua thực tiễn điều tra cho thấy hầu hết các CBQL, GV và SV của trường Cao đẳng Dược Phú Thọ đều thấy rằng GDKNS cho SV là một hoạt động cần thiết, tuy nhiên do nhiều yếu tố như tác giả đã phân tích ở trên mà việc thực hiện hoạt động này ở trường còn nhiều hạn chế. Do vậy, biện pháp đầu tiên là phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDKNScho CBQL, GV và SV. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là đối với đội ngũ CBQL, GV, bởi họ chính là người chỉ đạo, tổ chức, thực hiện HĐGDKNScho SV.

* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: Tạo sự đồng thuận giữa các chủ thể

liên đới đến các hoạt động GD KNS cho SV Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.

* Nội dung:

- Làm rõ vai trò ý nghĩa của hoạt động GD KNS trong việc hình thành nhân cách của SV

- Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức HĐGDKNScho cán bộ, giảng viên trong trường

- Chỉ rõ trách nhiệm của từng chủ thể và sự phối hợp giữa các chủ thể liên đới đến hoạt động GD KNS cho SV

* Phương pháp thực hiện:

- Đối với CBQL, GV sẽ thực hiện theo các bước sau:

+ Tổ chức học tập nghiên cứu nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và Đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc yêu cầu về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại ngày nay.

+ Tổ chức hội thảo tập huấn về KNS trong đó có ý nghĩa vai trò của giáo dục rèn luyện KNS, các yếu tố tạo nên hiệu quả của GD rèn luyện KNS

cho CBQL, GV của trường. Tổ chức học tập đầy đủ, nghiêm túc Điều lệ trường CĐ, nhiệm vụ kỳ học, năm học của bộ GD-ĐT đến toàn thể CBQL, GV để họ hiểu trách nhiệm của mình trong việc giáo dục và GD KNS cho SV.

+ Định hướng đúng đắn công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình đào tạo của Nhà trường. Xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học của trường bình đẳng giữa hoạt động dạy học và các hoạt động GD, không xem nhẹ chức năng nào, có như vậy thì GV mới có những đánh giá nhìn nhận đúng về cơng tác giáo dục SV.

+ Tun truyền về vị trí, vai trị, tác dụng của HĐGDKNSđối với việc giáo dục toàn diện SV.

+ Tổ chức cho CBQL, GV tham gia nghe báo cáo về tình hình thời sự trong nước và thế giới, tình hình địa phương để CBQL, GV có cơ hội cập nhật thông tin về sự đổi mới của đất nước. Từ đó thấy rõ mình cần phải làm gì để đáp ứng sự đổi mới đó.

+ Tổ chức cho CBQL, GV tham quan học tập, học hỏi kinh nghiệm ở các trường Cao đẳng, Đại học tiêu biểu, các địa phương khác, thậm chí ở nước ngồi để giúp họ có thêm kiến thức khác ngoài xã hội và kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục.

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên đề trong Nhà trường, tọa đàm, tạo điều kiện để GV được trao đổi, học tập lẫn nhau kinh trong công tác KNS cho sinh viên. Tổ chức làm điểm rút kinh nghiệm sau đó thực hiện đại trà để có định hướng đúng trong nhận thức của GV, nâng cao kiến thức và kỹ năng tổ chức, từ đó đẩy mạnh hiệu quả hoạt động.

+ Cán bộ GV luôn chú ý giáo dục KNS cho SV trong và ngoài giờ lên lớp, đồng thời phối hợp với gia đình để có sự giáo dục sát sao, hiệu quả.

3. Đối với SV:

+ Cần tuyên truyền về ý nghĩa và vai trò của việc GD KNS giúp các em hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay là địi hỏi người lao động khơng chỉ có trình độ mà phải có khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng với cơng việc, với xã hội. Hoạt động GD KNS giúp trang bị vốn sống cho các em đáp ứng với đòi hỏi xã hội.

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về KNS cho SV thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa: (phịng chống HIV/AIDS, xử lí tình huống trong giao tiếp ứng xử, tình bạn, tình yêu, tình dục ở tuổi vị thành niên..)

+ Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng (loa phát thanh, báo bảng, trang web của trường) về ý nghĩa, vai trò của GD rèn luyện KNS.

+ Cung cấp các tài liệu về: KNS, hình thức tổ chức GD rèn luyện KNS như sách, báo, tạp chí, truyện,...

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức việc thực hiện chương trình giáo dục KNS cho SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 79 - 82)