Biện pháp 3: Chú trọng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 84 - 85)

3.2. Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng

3.2.3.Biện pháp 3: Chú trọng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư

tác viên.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ giảng viên của trường Cao đẳng Dược Phú

Thọ chưa được đào tạo bài bản chuyên môn, nghiệp vụ về giảng dạy KNS cho SV. Chính vì vậy để có những GV, cơng tác viên làm tốt công tác GDKNS cho sinh viên, ngồi vấn đề về nhận thức thì việc đào tạo, bồi dưỡng phương pháp, kiến thức về HĐGDKNScho những đối tượng này cũng là một công việc quan trọng, cần thiết trong quản lý HĐGDKNS. Bởi nếu làm tốt công tác này, Nhà trường sẽ có được một đội ngũ GV có hiểu biết, trình độ chun mơn nghiệp vụ vững về HĐGDKNScho SV. Điều đó sẽ là một động lực thúc đẩy HĐGDKNStrong Nhà trường đạt hiệu quả cao.

* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: Nâng cao năng lực sư phạm và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho GV và các cộng tác viên.

* Nội dung

- Bồi dưỡng giảng viên cách xây dựng bài giảng, giảng dạy tích hợp GD KNS cho sinh viên thông qua các môn học.

- Tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức hoạt động cho Bí thư Đoàn thanh niên, chủ tịch Hội sinh viên, Cố vấn học tập trong hoạt động giáo dục đạo đức và KNS cho SV

* Cách thực hiện:

- Trước hết phải lên kế hoạch cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ HĐGDKNScho đội ngũ GV của trường theo từng kỳ học, năm học. Chỉ đạo GV xây dựng bài giảng, giảng dạy tích hợp GDKNS cho SV thơng qua các mơn học. Tất cả các mơn học đều tích hợp GDKNS, để cơng việc này đạt hiệu quả CBQL Nhà trường cần chỉ đạo tốt một số việc sau:

+ Yêu cầu các tổ bộ môn thực hiện rà sốt, kiểm tra các bài dạy có khả năng tích hợp giá trị sống, KNS. Lập kế hoạch chương, phần, bài có khả năng tích hợp các kiến thức về KNS. Kế hoạch tích hợp phải được đánh giá, xem xét điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp hàng năm.

+ Tổ chức q trình DH có tích hợp giáo dục KNS; Chỉ đạo GV soạn bài, lên lớp, theo kế hoạch tích hợp đã đề ra, tích cực sử dụng nhiều phương pháp linh hoạt như phương pháp xây dựng tình huống, phương pháp đàm thoại, làm việc nhóm, thảo luận,…

+ Tổ chức giờ dạy mẫu có tích hợp giáo dục KNS, lựa chọn những GV có kỹ năng tổ chức các HĐGDKNS đã được tham dự các chương trình tập huấn, tổ chức giờ dạy mẫu cấp trường, đánh giá rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến, sau đó triển khai giảng ở cấp tổ bộ môn. Nếu GV làm tốt, các cấp QL cần có chế độ khen thưởng phù hợp, kịp thời để tạo động lực cho các GV học tập lẫn nhau, phấn đấu, cố gắng, để có những bài giảng hay, bổ ích cho SV.

Sau mỗi học kỳ hoặc sau mỗi năm học, Ban giám hiệu tổ chức, đánh giá các nội dung đã thực hiện tích hợp vào các mơn, các đề xuất, kiến nghị của các tổ, nhóm, chuyên mơn từ đó rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh, để xây dựng kế hoạch năm sau.

+ Đối với các cộng tác viên: Cử cán bộ cốt cán trong Ban chấp hành Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, cố vấn học tập tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo kỹ năng tổ chức HĐGDKNSđể họ có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết cho hoạt động này. Từ đó các cán bộ cốt cán này sẽ có trách nhiệm về phổ biến lại, hướng dẫn lại cho các cộng tác viên khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 84 - 85)