Một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục KNScho SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 26 - 30)

1.3.1. Hoạt động giáo dục KNS

Hoạt động giáo dục KNS là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến sinh viên nhằm giúp cho các em có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội.

Giáo dục KNS giúp cho sinh viên có những hiểu biết sâu sắc hơn về động cơ và trách nhiệm có liên quan tới những sự lựa chọn của cá nhân và xã hội một cách tích cực, giúp các em mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống. Giúp các em biết kiềm chế, bình tĩnh giải quyết các vấn đề theo hướng tích cực, khơng bị lơi kéo, vững vàng lập trường trước những cám dỗ xã hội. Thông qua hoạt động giáo dục KNS sinh viên được rèn luyện năng lực tư duy, kỹ năng học tập, nghiên cứu nhằm năng cao kết quả học tập của mình.

Đối với sinh viên việc giáo dục KNS nhằm trang bị những tri thức giúp các em hình thành những KNS cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con người với môi trường sống như là: kỹ năng tự chủ bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đưa ra quyết định, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng phòng chống HIV/AIDS,…

1.3.3. Sự cần thiết phải giáo dục KNS cho sinh viên

Ở giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế có nhiều thay đổi theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thanh niên nói chung và sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học nói riêng đang trải nhiều biến động tích cực và tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường và bùng nổ thông tin đặc biệt là những thông tin không lành mạnh đang ảnh hưởng đến đời sống của thế hệ

trẻ. Từ việc nhận thức lệch lạc về lối sống dẫn đến việc xuất hiện nhiều các hành vi, hàng động không đúng với giá trị đạo đức xã hội, không đúng với những thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Trước tình hình đó việc giáo dục KNS cho sinh viên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hơn nữa giáo dục KNS được xem như một thành tố quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục.

KNS không chỉ giới hạn trong những hành vi ứng xử tích cực của cá nhân để tránh rủi ro, đảm bảo cuộc sống hữu ích, chất lượng cuộc sống cá nhân mà người có KNS cịn thuyết phục được người khác chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, không chỉ quản lý thích hợp bản thân mà còn cả người khác và cộng đồng xã hội.

KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Nó cần thiết đối với thanh niên và sinh viên để họ có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của tự nhiên, cuộc sống với mọi người xung quanh mang lại cho mỗi cá nhân cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và bền vững trong các mối quan hệ tự nhiên, xã hội

1.3.4. Phân loại KNS

Có thể phân loại KNS dựa vào các yếu tố như sau:

Thứ nhất là dựa vào môi trường sống gồm: KNS tại trường học; KNS tại gia đình; KNS tại nơi làm việc...

Thứ hai là dựa vào các lĩnh vực tâm lý gồm: Kỹ năng nhận thức; Kỹ năng xã hội; Kỹ năng quản lý bản thân…

Thứ ba ba là dựa vào mục đích của việc học, theo tổ Giáo dục, Khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục:

+ Học để biết (learn to know): Nhóm này gồm có các kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng tư duy phê phán; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng giải quyết vấn đề.

+ Học làm người (Learning to be): Nhóm này gồm có các kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng; Kỹ năng kiểm soát cảm xúc; Kỹ năng từ chối; Kỹ năng quyết đoán; Kĩ năng kiên địn

+ Học để sống với người khác (Learning to live together): Nhóm này gồm có các kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với người khác (interpersonal skills); Kỹ năng hợp tác; Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ; Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng; Kĩ năng thương lượng

+ Học để làm (Learning to do): Nhóm này gồm có các kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng đặt mục tiêu; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin; Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm

1.3.5. Một số yêu cầu cơ bản về hoạt động giáo dục KNS cho SV

1.3.5.1. Mục đích giáo dục KNS cho sinh viên

Sinh viên cần được trang bị những KNS cơ bản để quá trình học tập và rèn luyện được diễn ra một cách thuận lợi nhất, nhờ được trang bị những KNS cần thiết sinh viên sẽ biết vượt qua các khó khăn, thách thức trong học tập, sinh hoạt đồng thời biết kiểm soát được cảm xúc của bản thân, có thể đương đầu và giải quyết có hiệu quả với các tình huống thiên tai, hiểm họa bất thường. Qua các bài học thực tế về giáo dục KNS trong và ngoài nhà trường sinh viên trở nên mạnh dạn và cởi mở hơn, sống nhân văn và có trách nhiệm hơn với bản thân mình.

1.3.5.2. Nội dung giáo dục KNS đối với sinh viên nhà trường

Có rất nhiều KNS mà con người cần học trong suốt cuộc đời. Với mỗi một đối tượng, mỗi một lứa tuổi lại có nội dung GDKNS khác nhau. Với đối tượng người học là SV nên tập trung giáo dục KNS vào những nội dung như:

- Học để biết: Kỹ năng tư duy phê phán; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng giải quyết vấn đề.

- Học làm người: Kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng; Kỹ năng kiểm sốt cảm xúc; Kỹ năng từ chối; Kỹ năng quyết đoán; Kĩ năng kiên định

- Học để sống với người khác: Kỹ năng xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với người khác; Kỹ năng hợp tác; Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ; Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng thể hiện sự cảm thông; Kĩ năng thương lượng.

- Học để làm: Kỹ năng đặt mục tiêu; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin; Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm

Như vậy, có thể nói nội dung GDKNS cho SV trong trường Cao đẳng, Đại học nên tập trung vào các kĩ năng tâm lí – xã hội là những kĩ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong học tập, cuộc sống.

Nội dung giáo dục KNS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo giới tính, lứa tuổi, cấp học, nghành học và điều kiện cụ thể. Ngoài các KNS cơ bản trên, tùy theo địa điểm vùng, miền, địa phương, GV có thể lựa chọn thêm một số KNS khác để giáo dục cho SV của trường, lớp mình cho phù hợp. Như vậy, tổ chức HĐGDKNS thực sự là cần thiết, là một đòi hỏi tất yếu của q trình giáo dục. Có thể nói, HĐGDKNS đối với SV chiếm một vị trí then chốt trong q trình giáo dục tồn diện của nhà trường.

1.3.5.3. Các phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục KNS

* Cách thức thực hiện

Vì hiện nay GDKNS cho SV các trường Cao đẳng, Đại học chưa được quy định bởi một chương trình, một phương pháp cụ thể nên việc GD KNS trong các trường này được thực hiện chủ yếu thông qua 2 con đường

+ Thông qua hoạt động lồng ghép, tích hợp vào các ngành học, môn học, bài học trong chương trình đào tạo của nhà trường.

+ Thơng qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngồi giờ, các mơ hình tổ đội, nhóm, câu lạc bộ và trung tâm bồi dưỡng KNS trong và ngoài nhà trường.

* Phương pháp thực hiện

Khi các giảng viên lên lớp thường sử dụng 2 phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục KNS như sau:

+ Cách thứ nhất: Các hoạt động hướng vào dạy các kỹ năng cơ bản, cốt lõi như: Kỹ năng sinh tồn; kỹ năng nhận thức, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giữ gìn và nâng cao thể chất, kỹ năng nghiên cứu khoa học..v.v.

+ Cách thứ hai: Đưa ra các tình huống cụ thể có thể nảy sinh trong thực tế cuộc sống sau đó yêu cầu sinh viên vận dụng những KNS đã học để giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 26 - 30)