Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 36)

cơ sở

Xét theo chức năng quản lý, quản lý giáo dục KNS cho học sinh THCS bao gồm 4 nội dung: Xây dựng kế hoạch giáo dục KNS, tổ chức hoạt động giáo dục KNS, chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS và kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS. Trong đó xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS là khâu đầu tiên và quan trọng nhất.

cơ sở

Xây dựng kế hoạch có nghĩa là xác định các mục tiêu cần đạt và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu đó. Cơng việc này thường diễn ra với ba nội dung chủ yếu:

- Xác định, hình thành mục tiêu cần đạt

- Xác định và đảm bảo về các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đề ra.

- Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đề ra. Trong nhà trường THCS, việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là việc làm quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh giúp cho người quản lý tư duy một cách có hệ thống để tiên liệu các tình huống có thể xảy ra, đồng thời phối hợp với mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh có hiệu quả hơn.

Qua việc xây dựng kế hoạch, cán bộ quản lý có thể nắm vững hơn mục tiêu cơ bản, các nhiệm vụ cần tiến hành trong nhà trường trong việc giáo dục KNS cho học sinh. Đồng thời dễ dàng phối hợp với cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường sẵn sàng ứng phó với những thay đổi của mơi trường bên ngồi.

Kế hoạch hoạt động giáo dục KNS cho học sinh có thể được xây dựng riêng hoặc là một bộ phận của kế hoạch năm học nhưng cần lưu ý:

- Trước hết, hiệu trưởng phải hiểu về KNS, về mục tiêu, nội dung, phương pháp và các điều kiện cần thiết tối thiểu để giáo dục KNS.

- Đảm bảo sự thống nhất giữa các mục tiêu giáo dục KNS với mục tiêu giáo dục trong nhà trường.

- Nắm vững thực trạng hoạt động giáo dục KNS cho học sinh và công tác giáo dục đạo đức của nhà trường hiện tại.

- Phối hớp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp và kế hoạch hoạt động giáo dục khác.

- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực và phù hợp với hoạt động tâm sinh lý của HS để đạt hiệu quả giáo dục cao.

1.4.2. Tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở

Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc, các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể đề ra.

thể hiện thông qua các cơng việc:

- Triển khai việc bố trí nhân lực cho công tác giáo dục KNS cho học sinh một cách hợp lý. Nếu thấy cần thì thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS để giúp hiệu trưởng thực hiện, kiểm tra hoạt động này.

- Xây dựng những quy định cụ thể, phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh để công tác giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường đạt kết quả tốt nhất.

- Bố trí thu xếp về tài lực, vật lực để công tác giáo dục KNS cho học sinh có điều kiện triển khai hiệu quả.

- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường để cùng tham gia cơng tác giáo dục KNS cho học sinh

1.4.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở

Quá trình chỉ đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Trong trường THCS, để công tác giáo dục KNS cho học sinh thực sự được triển khai theo đúng quy trình sư phạm, đạt yêu cầu của kế hoạch đề ra, cần hướng dẫn các lực lượng tham gia giáo dục KNS trong và ngoài nhà trường cách thức thực thi kế hoạch.

Luôn quan tâm, giám sát các hoạt động giáo dục KNS được thực hiện bởi các lực lượng trong và ngồi nhà trường để điều chỉnh, động viên, kích thích và uốn nắn việc thực thi kế hoạch đề ra.

Đối với hiệu trưởng hoặc Ban chỉ đạo giáo dục KNS trong nhà trường công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thường bao gồm:

- Tổ chức cho các lực lượng tham gia thực hiện kế hoạch, lực lượng theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục KNS hiểu rõ các công việc cần được tiến hành, cách thức tiến hành và cách thức báo cáo.

- Chỉ đạo các hoạt động theo chủ điểm của từng tháng, từng hoạt động, có sự phân cơng, phân nhiệm rõ ràng.

1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở cơ sở

Kiểm tra là một chức năng của quản lý, thơng qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Quá trình này được diễn ra như sau:

- Cán bộ quản lý đặt ra những chuẩn mực kết quả cần đạt của hoạt động - Cán bộ quản lý đối chiếu, đo lường kết quả so với chuẩn mực đã đặt ra. - Cán bộ quản lý tiến hành những điều chỉnh, những sai lệch.

- Cán bộ quản lý hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần.

Trong trường THCS, có thể kiểm tra kết quả thực hiện, kiểm tra qua các bài thi, qua quan sát, tự kiểm tra, đánh giá các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể của từng hoạt động, kiểm tra các tình huống…

Qua kiểm tra mà đánh giá để xác nhận mức độ đạt được các mục tiêu của hoạt động giáo dục KNS và cũng từ đó rút kinh nghiệm, tìm ra phương pháp quản lý tốt, chưa tốt, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở những năm tiếp theo.

Người hiệu trưởng chỉ đạo cho Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS của trường thu thập các thông tin để đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS cho học sinh và đưa ra các quyết định cần thiết để điều chỉnh hoạt động giáo dục của học sinh nhà trường được hiệu quả hơn.

1.4.5. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng sống năng sống

Ngoài các chức năng quản lý trên, để giáo dục KNS có hiệu quả thì việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho giáo dục KNS là rất cần thiết. Có thể kể đến việc quản lý sử dụng các phòng chức năng; quản lý sử dụng các thiết bị cho các hoạt động giáo dục KNS; quản lý việc đầu tư bổ sung các trang thiết bị; quản lý kinh phí dành cho tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về tổ chức giáo dục KNS cho giáo viên; quản lý kinh phí dành cho việc bồi dưỡng năng lực cơng tác Đội, hoạt động giáo dục KNS cho cán bộ lớp; quản lý kinh phí dành cho các hoạt động bắt buộc, hoạt động NGLL, các chuyên đề…; quản lý việc huy động các nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục KNS.

Bên cạnh đó việc quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để phát huy, khai thác những thế mạnh, tiềm năng của các tổ chức đó trong việc hỗ trợ nhà trường triển khai giáo dục KNS cho học sinh cũng là một vấn đề cần được coi trọng. Tuy vậy, do thời gian có hạn, trong khn khổ của luận văn này, tác giả chỉ khảo sát thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phục vụ giáo dục KNS.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trƣờng Trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Trước hết, đó là nhận thức của hiệu trưởng nhà trường về hoạt động giáo dục KNS . Khi hiệu trưởng đã nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng và nắm rõ bản chất của giáo dục KNS, người hiệu trưởng sẽ xây dựng và đề xuất được các biện pháp thích

hợp phù hợp với thực tế để hoạt động giáo dục KNS của nhà trường đạt được hiệu quả và chất lượng cao nhất.

Bên cạnh đó, năng lực tổ chức của hiệu trưởng cũng là một điều kiện quan trọng giúp nâng cao chất lượng của giáo dục KNS. Năng lực này được thể hiện thông qua các hoạt động sau:

- Xây dựng các kế hoạch hoạt động giáo dục KNS: Bao gồm các hoạt động, các chủ đề, chủ điểm có tính tới thời điểm hoạt động, mối quan hệ giữa các nguồn nhân lực như: Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, nội dung chương trình, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục…

- Hiện thực hóa kế hoạch: Từ kế hoạch đến hiện thực hóa là một q trình, thường xuyên có nhiều biến đổi do những điều kiện khách quan và chủ quan chi phối. Vì vậy, khi cần thiết phải có sự điều chỉnh về kế hoạch hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường và thúc đẩy giáo viên thực hiện đúng kế hoạch đó, người hiệu trưởng cần:

+ Luôn bám sát các nhiệm vụ, các mục tiêu, các hoạt động chung về hoạt động giáo dục KNS để điều chỉnh và triển khai kế hoạch.

+ Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của giáo viên và các lực lượng giáo dục bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau.

+ Quan tâm, tạo mọi điều kiện để các giáo viên có sự phối hợp với nhau một cách tốt nhất trong khi thực hiện các hoạt động giáo dục KNS chung.

- Kiểm tra đánh giá: Khi kiểm tra, đánh giá khách quan, cơng bằng, chính xác, kịp thời sẽ đảm bảo cho sự sắp xếp công việc, sắp xếp đúng người, đúng năng lực, đồng thời phát huy được ý thức của các cá nhân, các tổ chức trong nhà trường đối với hoạt động giáo dục KNS.

Ngoài ra, năng lực, phẩm chất, nhân cách, uy tín, giao tiếp lịch sử, hịa nhã của người hiệu trưởng cũng góp phần làm nên thành cơng của hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Bên cạnh các yếu tố chủ quan của bản thân người hiệu trưởng thì cịn có tác động không nhỏ của các yếu tố khách quan vào chất lượng hoạt động giáo dục KNS. Có thể kể đến các yếu tố sau:

- Nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục KNS. Đó là tồn thể đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể học sinh trong nhà trường. Đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục KNS đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh THCS. Đó cịn là gia đình, mọi đồn thể, mọi cá nhân trong xã hội. Những lực lượng này cần nhận thức rõ

lợi ích của giáo dục KNS để phối hợp cùng với nhà trường làm tốt cơng tác này.

- Trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Đây chính là đội ngũ trực tiếp làm công tác giáo dục KNS trong nhà trường. Cần bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ này năng lực tổ chức, phương pháp tiến hành, các nội dung và các KNS cần giáo dục cho học sinh.

- Nội dung chương trình hoạt động. Hiệu trưởng nhà trường cần chủ động xây dựng nội dung chương trình giáo dục KNS cho trường mình. Khi xây dựng cần tính đến các yếu tố như đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, đặc điểm vùng miền, tình hình địa phương…

- Cơ sở vật chất của nhà trường.

- Phương pháp kiểm tra đánh giá và cơ chế động viên khen thưởng.

Tiểu kết chƣơng 1

Giáo dục KNS có vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh THCS. Đó là q trình giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp học sinh có thái độ, kiến thức, kỹ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội.

Quản lý giáo dục KNS ở trường THCS là tác động của đội ngũ cơ quan quản lý đến các lực lượng giáo dục KNS trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện kế hoạch, nội dung giáo dục KNS một cách hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.

Quản lý giáo dục KNS ở trường THCS bao gồm 4 nội dung cụ thể sau: Xây dựng kế hoạch giáo dục KNS, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục KNS và kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động này. Trong nhà trường THCS, việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là việc làm quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh giúp cho người quản lý tư duy một cách có hệ thống để tiên liệu các tình huống có thể xảy ra, đồng thời phối hợp với mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh có hiệu quả hơn

Giáo dục KNS và tiếp cận KNS trong giáo dục là điều quan trọng để giáo dục toàn diện đáp ứng những thách thức của cuộc sống hiện nay. Với các trường THCS, kế hoạch hoạt động giáo dục KNS và kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động này đang được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Do đó, quản lý hoạt động giáo dục KNS cần sáng tạo

nhưng phải phù hợp với tình hình cụ thể của từng trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hướng tới giá trị sống tốt đẹp.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SÀI ĐỒNG,

QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội và giáo dục của phƣờng Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

2.1.1. Vị trí địa lý, tình hình phát triển kinh tế xã hội

Sài Đồng là một trong 14 phường của quận Long Biên, thuộc thủ đô Hà Nội, được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/11/2003 và được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Phường Sài Đồng nằm ở phía Đơng Nam của quận Long Biên, phía Đơng giáp phường Phúc Lợi, phía Tây giáp phường Phúc Đồng, phía Nam giáp phường Thạch Bàn, phía Bắc giáp phường Việt Hưng. Địa hình của phường nhỏ hẹp, xen kẽ nhiều cơ quan xí nghiệp và các khu tập thể, là đầu mối của một số đường giao thông quan trọng như đường Nguyễn Văn Linh nối liền sự giao lưu phát triển kinh tế trong phạm vi quận, thành phố và khu vực.

Diện tích đất tự nhiên là 85,6 ha, 4.300 hộ dân, với trên 18.000 nhân khẩu phân bố ở 22 tổ dân phố. Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội của phường có những chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn phường.

Giai đoạn 2005-2010, kinh tế phường Sài Đồng, quận Long Biên đạt tốc độ tăng trưởng khá và ổn định.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang thương mại, dịch vụ - công nghiệp - nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)