Phương pháp khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 50)

2.2.2 .Nội dung khảo sát thực trạng

2.2.4. Phương pháp khảo sát thực trạng

Tác giả đã sử dụng các phiếu hỏi trong đó có các nội dung liên quan đến hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường, đến Ban chỉ đạo giáo dục KNS, giáo viên trong trường, PHHS và HS trong trường. (Phần phụ lục).

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trƣờng Trung học cơ sở Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sinh

Để tìm hiểu nhận thức của Ban chỉ đạo giáo dục KNS, GV, phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của giáo dục KNS, tác giả sử dụng các câu hỏi 1, 2, 3 trong phiếu trưng cầu ý kiến (xem phụ lục số 1, 2, 4). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Nhận thức về bản chất của giáo dục KNS cho học sinh trường Trung học cơ sở Sài Đồng, quận Long Biên

Bản chất giáo dục KNS

Ban chỉ đạo và

giáo viên (54) Phụ huynh

học sinh (325) Tổng hợp

SL % SL % SL %

Giáo dục KNS cho HS THCS là cung cấp cho trẻ những kiến thức và kinh nghiệm sống.

53 98,1 261 80,3 313 82,8

Giáo dục KNS cho HS THCS là hình thành

kỹ năng học tập cho các con. 51 94,4 183 56,3 233 61.6

Giáo dục KNS cho HS THCS là góp phần nâng cao chỉ số thông minh của mỗi cá nhân HS.

1 1,9 148 45,5 149 3,9

Giáo dục KNS cho HS THCS thực chất là

Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy: Đa số Ban chỉ đạo giáo dục KNS và GV đều nhận thức đúng bản chất của giáo dục KNS cho học sinh THCS (98,1%) nhưng vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng giáo dục KNS là hình thành kỹ năng học tập (94,4%), là giáo dục đạo đức cho học sinh (14,8%).

Về phía phụ huynh HS, mặc dù đa số ý kiến cũng chỉ ra đúng bản chất của giáo dục KNS cho HS THCS (80,3%) nhưng vẫn cịn một số lượng khơng nhỏ ý kiến cho rằng giáo dục KNS chính là hình thành kỹ năng học tập (56,3%), là góp phần nâng cao chỉ số thông minh (45,5%), là giáo dục đạo đức cho HS (64,3%).

Nhìn chung, chỉ có 82,8% số khách thể được điều tra có nhận thức đúng về bản chất giáo dục KNS. Đây là điều cần được quan tâm vì các khách thể nói trên chính là lực lượng chủ yếu tham gia giáo dục và quản lý giáo dục KNS.

Bảng 2.5. Nhận thức về mức độ cần thiết của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Sài Đồng, quận Long Biên

Bản chất giáo dục KNS Ban chỉ đạo và giáo viên (54) và GV (53) PHHS (325) SL % SL % Rất cần thiết 53 98,1 226 69,5 Cần thiết 1 1,9 99 30,5 Ít cần thiết 0 0 0 0 Không cần thiết 0 0 0 0 Phân vân 0 0 0 0

Đánh giá về mức độ cần thiết của giáo dục KNS cho HS THCS, cả Ban chỉ đạo giáo dục KNS, GV và phụ huynh HS đều nhất trí là cần thiết và rất cần thiết.

Cịn với Ban chỉ đạo giáo dục KNS và GV, khi trả lời câu hỏi mở về lý do của sự cần thiết về giáo dục KNS cho HS THCS, có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra nhưng nhìn chung vẫn là những ý kiến xoay quanh vai trò của giáo dục KNS như tạo môi trường để HS được thực hành, được trải nghiệm; giúp các em xác định mục tiêu của cuộc sống... hay những ý kiến đề cập đến việc giáo dục KNS phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS THCS giúp các em có khả năng ứng phó với những thách thức của cuộc sống đang đổi thay từng ngày, từng giờ... Mỗi ý kiến đều cho thấy sự cần thiết và rất cần thiết phải giáo dục KNS cho HS THCS.

Tóm lại, Ban chỉ đạo giáo dục KNS và GV đều nhận thấy sự cần thiết phải giáo dục KNS cho HS THCS. Ban chỉ đạo giáo dục KNS, GV, phụ huynh HS nhận thức đúng bản chất của giáo dục KNS song vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ phụ huynh HS chưa hiểu rõ, một số GV còn băn khoăn về bản chất của giáo dục KNS.

2.3.2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Để xem xét nội dung giáo dục KNS cho HS, tác giả đã sử dụng câu hỏi số 3 trong phiếu trưng cầu ý kiến dành cho GV (xem phụ lục số 2). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống của giáo viên ở trường Trung học cơ sở Sài Đồng, quận Long Biên

TT Các kỹ năng sống Mức độ giáo dục Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa thực hiện SL % SL % SL % 1 Kỹ năng tự nhận thức 51 100 0 0 0 0 2 Kỹ năng xác định giá trị 17 33,3 36 70,5 5 9,8

3 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc 25 49,0 23 45 3 5,8

4 Kỹ năng ứng phó với căng thẳng 25 49,0 22 43,1 5 9,8

5 Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 24 47,0 23 45 5 9,8

6 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 35 68,6 20 39,2 0 0

7 Kỹ năng giao tiếp 46 90,1 3 5,8 2 3,9

8 Kỹ năng lắng nghe tích cực 34 66,6 16 31,3 0 0

9 Kỹ năng thể hiện sự thông cảm 35 68,6 16 31,3 0 0

10 Kỹ năng thương lượng 10 19,6 33 64,7 7 13,7

11 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 33 64,7 17 33,3 0 0

12 Kỹ năng hợp tác 50 98,0 11 21,5 0 0

13 Kỹ năng tư duy phê phán 21 41,1 23 45 7 13,7

14 Kỹ năng tư duy sáng tạo 36 70,5 12 23,5 0 0

15 Kỹ năng ra quyết định 23 45,0 26 50,9 3 5,8

16 Kỹ năng giải quyết vấn đề 47 92,1 12 23,5 0 0

17 Kỹ năng kiên định 23 45,0 17 33,3 10 19,6

18 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 36 70,5 13 25,4 2 3,9

19 Kỹ năng đặt mục tiêu 28 54,9 19 37,2 4 7,8

20 Kỹ năng quản lý thời gian 26 50,9 23 45 2 3,9

Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy, qua sự đánh giá của GV, đa số các KNS được đề xuất cho học sinh THCS Sài Đồng đã được các thầy (cô) giáo dục cho học sinh. Đã có những KNS được giáo dục thường xuyên như kỹ năng tự nhận thức (100%), kỹ năng giao tiếp (90,1%), kỹ năng hợp tác (98%), kỹ năng giải quyết vấn đề (92,1%), kỹ năng tư duy sáng tạo và kỹ năng đảm nhận trách nhiệm (70,5%)... Bên cạnh đó, cũng vẫn cịn một số KNS khơng được giáo dục một cách thường xuyên như kỹ năng thương lượng (64,7%), kỹ năng xác định giá trị (70,5%), kỹ năng ra quyết định (50,9%)... Và có một số kỹ năng chưa được giáo dục chiếm tỉ lệ đáng kể như kỹ năng kiên định (19,6%), kỹ năng tư duy phê phán (13,7%), kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ (9,8%)...

Để tìm hiểu kỹ hơn về những KNS đã được giáo dục trong trường THCS theo đánh giá của HS và phụ huynh HS, tác giả sử dụng thêm câu hỏi số 1 trong phiếu trưng cầu ý kiến dành cho HS (xem phụ lục số 3) và câu hỏi số 4 trong phiếu trưng cầu ý kiến dành cho phụ huynh HS (xem phụ lục số 4). Kết quả được tập hợp trong bảng sau

Bảng 2.7. Các kĩ năng sống mà học sinh đã được giáo dục trong trường Trung học cơ sở Sài Đồng, quận Long Biên

TT Các kỹ năng sống HS (421) PHHS (325)

SL % SL %

1 Kỹ năng tự nhận thức 399 94.8 201 61.8

2 Kỹ năng xác định giá trị 218 51.8 84 25.8

3 Kỹ năng kiếm soát cảm xúc 291 69.1 124 38.2

4 Kỹ năng ứng phó với căng thẳng 241 57.2 133 40.9

5 Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 237 56.3 99 30.5

6 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 339 80.5 99 30.5

7 Kỹ năng giao tiếp 307 72.9 149 45.8

8 Kỹ năng lắng nghe tích cực 309 73.4 149 45.8

9 Kỹ năng thể hiện sự thông cảm 309 73.4 118 36.3

10 Kỹ năng thương lượng 221 52.5 118 36.3

11 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 281 66.7 142 43.7

12 Kỹ năng hợp tác 248 58.9 133 40.9

13 Kỹ năng tư duy phê phán 248 58.9 108 33.2

TT Các kỹ năng sống HS (421) PHHS (325)

SL % SL %

15 Kỹ năng ra quyết định 226 53.7 118 36.3

16 Kỹ năng giải quyết vấn đề 280 66.5 158 48.6

17 Kỹ năng kiên định 216 51.3 74 22.8

18 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 285 67.7 142 43.7

19 Kỹ năng đặt mục tiêu 248 58.9 99 30.5

20 Kỹ năng quản lý thời gian 280 66.5 133 40.9

21 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin 257 61.0 118 36.3

Như vậy, cả HS và phụ huynh HS đều nhất trí rằng các KNS này đã được giáo dục trong trường THCS Sài Đồng nhưng ở các mức độ khác nhau. Được giáo dục nhiều nhất vẫn là các kỹ năng: kỹ năng tự nhận thức (94,8%), kỹ năng tư duy sáng tạo (83,4%), kỹ năng thể hiện sự tự tin (80,5%)...

Tóm lại, các nội dung giáo dục KNS đã được triển khai thực hiện tại trường THCS Sài Đồng, quận Long Biên. Có những KNS đã được giáo dục ở mức độ thường xuyên như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức... và các kỹ năng này cũng đã được HS và phụ huynh HS ghi nhận. Tuy vậy, vẫn còn một số kỹ năng chưa được giáo dục như kỹ năng kiên định, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng xác định giá trị... cần phải được quan tâm và giáo dục cho HS THCS Sài Đồng trong thời gian tới.

2.3.3. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Để tìm hiểu về mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục KNS cho HS, tác giả đã sử dụng câu hỏi số 4 trong trong phiếu trưng cầu ý kiến dành cho GV và câu hỏi số 2 trong phiếu trưng cầu ý kiến dành cho HS để tìm hiểu (xem phụ lục số 2 và 3). Kết quả thu được ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kĩ năng sống trong trường Trung học cở sở Sài Đồng, quận Long Biên

TT Các phƣơng pháp giáo dục KNS Mức độ thực hiện Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa thực hiện GV HS GV HS GV HS SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Hợp tác theo nhóm 46 90,1 76 36,0 3 5,8 129 61,1 0 0 6 2,8 2 Giải quyết vấn đề 38 74,5 52 24,6 12 23,5 98 46,4 0 0 61 28,9 3 Đóng vai 16 31,3 38 18,0 30 58,8 125 59,2 5 9,8 48 22,7 4 Trò chơi 22 43,1 93 44,1 27 52,9 94 44,5 0 0 24 11,4 5 Động não 33 64,7 84 39,8 17 33,3 106 50,2 0 0 21 10,0 6 Nghiên cứu tình huống 18 35,2 74 35,1 30 58,8 118 55,9 3 5,8 19 9,0 7 Dự án 9 17,6 57 27,0 24 47 110 52,1 17 33,3 44 20,9 8 Phương pháp khác 11 21,5 14 6,6 24 47 102 48,3 15 29,4 95 45,0

Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy:

Có sự tương đương trong ý kiến đánh giá của GV và của HS về mức độ thực hiện một số phương pháp giáo dục KNS. Ví dụ: ở phương pháp nghiên cứu tình huống: 35,2 % GV và 35,1% HS cho rằng phương pháp này được áp dụng thường xuyên; 58,8% GV và 55,9% HS cho rằng phương pháp này đôi khi được áp dụng và 5,8% GV chưa từng sử dụng phương pháp này; 9% HS chưa biết đến phương pháp này. Hay ở phương pháp dự án: 17,6% GV và 27% HS được hỏi cho rằng phương pháp này được áp dụng thường xuyên;

47% GV và 52,1% HS cho rằng phương pháp này đôi khi được áp dụng và 33,3% GV chưa từng sử dụng phương pháp này; 20,9% HS chưa thấy phương pháp này được áp dụng.

Tuy vậy, cũng có sự đánh giá tương đối khác nhau ở mức độ thực hiện một số phương pháp giáo dục KNS giữa GV và HS. Ở phương pháp hợp tác theo nhóm 90,1% GV cho rằng áp dụng phương pháp này thường xuyên nhưng chỉ có 36% HS đồng ý kiến; còn 61,1% HS cho rằng phương pháp này chỉ được áp dụng đôi khi và 2,8% HS

cho rằng phương pháp này chưa thực hiện. Tương tự như vậy ở phương pháp động não và phương pháp giải quyết vấn đề. Ở phương pháp động não, 64,7% GV cho rằng phương pháp này áp dụng thường xun nhưng có đến 50,2% ý kiến của HS thì cho rằng phương pháp này chỉ được áp dụng đôi khi và 10% HS cho rằng phương pháp này chưa từng thực hiện. Điều này cho thấy hoặc là HS chưa được GV chỉ ra các phương pháp này đã áp dụng khi nào trong giáo dục KNS, hoặc là việc áp dụng các phương pháp này vào giáo dục KNS cho HS của GV cịn mang tính hình thức.

Qua phân tích trên, có thể thấy việc áp dụng các phương pháp giáo dục KNS của GV trong thực tế chưa thường xuyên và chưa tạo được hiệu quả thật sự cho HS.

2.3.4. Con đường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Để tìm hiểu các con đường giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng và mức độ sử dụng các con đường giáo dục đó, tác giả đã sử dụng câu hỏi 5 trong phiếu trưng cầu ý kiến dành cho GV và câu hỏi số 3 trong phiếu trưng cầu ý kiến dành cho HS (xem phụ lục số 2 và 3). Kết quả mà tác giả thu được thể hiện ở bảng 2.9:

Bảng 2.9. Mức độ thực hiện các con đường giáo dục kĩ năng sống ở trường Trung học cơ sở Sài Đồng, quận Long Biên

TT Các con đƣờng giáo dục KNS

Mức độ thực hiện .

Thƣờng xuyên Đôi khi Chƣa thực hiện ...... • GV HS GV HS GV HS SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Tích hợp qua dạy học các môn học 46 90,1 94 44.5 5 9,8 106 50.2 0 0 11 5.2 2 Tích hợp hoặc thơng qua các chủ đề chuyên biệt vào các hoạt động giáo dục NGLL 33 64,7 89 42.2 16 31,3 112 53.1 2 3,9 10 4.7 3 Các tình huống giáo dục và các tình huống thực tế trong cuộc sống 27 52,9 82 38.9 23 45 113 53.6 0 0 16 7.6

TT Các con đƣờng giáo dục KNS

Mức độ thực hiện .

Thƣờng xun Đơi khi Chƣa thực hiện ...... • GV HS GV HS GV HS SL % SL % SL % SL % SL % SL % 4 Các hình thức tham vấn trực tiếp đối với cá nhân hoặc nhóm

24 47 65 30.8 22 43,1 114 54.0 5 9,8 32 15.2

5 Con đường khác 5 9,8 13 6.2 11 21,5 104 49.3 36 70,5 94 44.5

Qua bảng 2.9 ta thấy: Cũng giống như đánh giá về mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục KNS, các ý kiến về mức độ thực hiện các con đường giáo dục KNS trong trường THCS giữa GV và HS có sự chênh lệch nhau đáng kể. Nếu giáo dục KNS thơng qua tích hợp dạy học các mơn học thì 90,1% GV cho rằng thường xun thì chỉ có 44,5% HS đồng ý kiến cịn 50,2% HS cho rằng đôi khi, 5,2% HS cho rằng chưa thực hiện.

Điều này cũng cho thấy việc giáo dục KNS qua các con đường này có được áp dụng trong trường THCS nhưng mức độ thường xuyên là khác nhau.

2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Qua phân tích thực trạng giáo dục KNS cho HS ở trường THCS Sài Đồng, quận Long Biên, có thể đưa ra một số nhận xét sau:

- Đa số đội ngũ Ban chỉ đạo giáo dục KNS và GV trong trường đã có nhận thức đúng đắn về bản chất và mức độ cần thiết của giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng. Tuy vậy, vẫn cịn có những băn khoăn về bản chất của giáo dục KNS ở phía Ban chỉ đạo giáo dục KNS và GV cần được làm rõ.

- Vẫn còn nhiều phụ huynh HS chưa nhận thức đúng bản chất của giáo dục KNS, vẫn còn đánh đồng giáo dục KNS với việc hình thành kỹ năng học tập và việc giáo dục đạo đức cho HS. Và nếu tiếp tục nhận thức như vậy thì việc phó mặc giáo dục KNS cho nhà trường là điều khơng tránh khỏi. Trong khi đó, giáo dục KNS từ phụ huynh HS, từ mơi trường gia đình là rất quan trọng.

- Trường THCS Sài Đồng đã tiến hành giáo dục KNS cho HS thể hiện qua các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 50)