Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức và kỹ năng giáo dục kĩ năng sống cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 79 - 86)

2.2.2 .Nội dung khảo sát thực trạng

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Trung

3.2.2. Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức và kỹ năng giáo dục kĩ năng sống cho

học sinh Trung học cơ sở

3.2.2.1.Mục tiêu

Bồi dưỡng cho GV các kiến thức về hoạt động giáo dục KNS là nhằm giúp GV hiểu được mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, các phương pháp, các con đường, giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng. Đồng thời giúp GV có kinh nghiệm trong việc thiết kế chương trình, có kỹ năng soạn bài, kỹ năng tổ chức và tự tin hơn trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục KNS cho HS.

3.2.2.2.Nội dung và cách tiến hành

a) Tổ chức cho toàn thể GV trường THCS Sài Đồng tham gia học tập theo các chuyên đề hoặc qua các lớp tập huấn:

* Tập huấn để thống nhất với GV mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, các phương pháp, các con đường giáo dục KNS cho HS THCS.

- Mục tiêu khóa tập huấn:

Học xong khóa tập huấn, các GV sẽ:

+ Hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết về KNS như khái niệm, phân loại KNS; về giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng như mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, các phương pháp, các con đường...

+ Thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục KNS cho HS THCS .

+ Lớp tập huấn có thể được tiến hành theo phương pháp cùng tham gia. Nghĩa là: GV cần được tạo các cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động tập huấn, cùng chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến, kinh nghiệm về KNS và giáo dục KNS của bản thân... Thơng qua đó, với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cán bộ tập huấn các GV sẽ cùng nhau xây dựng và chiếm lĩnh được các nội dung tập huấn.

+ Một số phương pháp, kỹ thuật tập huấn cụ thể có thể được áp dụng như: Động não, nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, thảo luận cả lớp, thuyết trình, thực hành, trị chơi...

* Tập huấn kỹ năng thiết kế và tổ chức các chuyên đề giáo dục KNS cho HS.

- Khi thiết kế các chuyên đề giáo dục KNS cho HS, GV cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bằng cách sử dụng nhiều hình thức khác nhau một cách linh hoạt và phù hợp với nội dung hoạt động, với các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường để tránh lặp lại một hình thức nhiều lần gây ra sự nhàm chán từ phía HS.

+ Cần xác định được mục tiểu giáo dục KNS một cách rõ ràng; có nội dung chương trình hoạt động cụ thể đáp ứng các nhu cầu và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS; có sự phân công, chuẩn bị tốt trước khi tổ chức hoạt động giáo dục KNS.

- Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục KNS có thể thực hiện theo quy trình sau:

+ Xác định vấn đề cần ưu tiên giải quyết và KNS cần giáo dục cho HS (Lựa chọn chủ đề).

+ Thiết kế bài giảng giáo dục KNS: Xác định mục tiêu, kết quả cần đạt, các hoạt động và điều kiện thực hiện.

+ Tổ chức thực hiện bài giảng, lựa chọn các hình thức phù hợp. + Đánh giá, phản hồi.

- Cách thiết kế bài giảng giáo dục KNS cho HS:

Để thiết kế được bài giảng theo chủ đề đã lựa chọn, cần chú ý các vấn đề: + Xác định rõ mục tiêu cần đạt về KNS của HS.

+ Nội dung của KNS phải được thể hiện bằng hành vi. Chẳng hạn với kỹ năng làm việc nhóm, nội dung của kỹ năng là tuân thủ theo sự phân cơng của nhóm, hồn thành tốt phần việc được giao, hỗ trợ các thành viên trong nhóm hồn thành cơng việc...

rèn luyện và trải nghiệm. Vì vậy những phương pháp dùng lời chỉ nên sử dụng hết sức hạn chế, nội dung nói ngắn gọn, tránh hàn lâm. Những phương pháp có tác dụng tốt như thực hành, luyện tập, trải nghiệm... cần được tăng cường.

+ Chuẩn bị các điều kiện, thiết bị để giáo dục KNS thật chu đáo. Những điều kiện cần chuẩn bị tốt nhất trong giáo dục KNS là đồ dùng thật, môi trường thật.

- Cách tổ chức bài giảng giáo dục KNS cho HS:

Để việc tổ chức một bài giảng được thành công cần tuân thủ theo các bước: + Trang bị tri thức: Có thể thuyết trình, hỏi đáp, xem video...

+ GV làm mẫu: cần vừa làm vừa phân tích từng thao tác để HS nắm được.

+ HS tập làm theo mẫu: Tổ chức cho HS tập làm theo các thao tác GV hướng dẫn.

+ HS luyện tập: Đưa ra các tình huống khác nhau để HS vận dụng các kỹ năng vừa hình thành vào giải quyết các nhiệm vụ. Đây là một hình thức giúp HS củng cố các kỹ năng và tạo thêm khơng khí hấp dẫn cho buổi dạy.

* Tập huấn kỹ năng lồng ghép nội dung giáo dục KNS vào các chương trình

giáo dục.

- Thiết kế chương trình giáo dục KNS cho HS trong tiết sinh hoạt dưới cờ: Sinh hoạt dưới cờ có vị trí vơ cùng quan trọng trong các trường học. Đây là một tiết học lớn, tiết học đặc biệt, giáo dục HS thái độ trân trọng với Quốc kỳ, lòng yêu Tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, làm cho HS thêm gắn bó với trường lớp, phát huy được những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của HS. Vì thế, tiết sinh hoạt dưới cờ có nhiều ưu thế trong việc giáo dục toàn diện cho HS ở trường THCS Sài Đồng.

Theo quy trình, tiết sinh hoạt dưới cờ thường được thực hiện với những nội dung sinh hoạt cơ bản như:

+ Chào cờ;

+ Thông báo kết quả đánh giá xếp loại của từng lớp;

+ Nhắc nhở và triển khai các nội quy, quy định trong nề nếp, tác phong, kỷ luật và ý thức học tập đối với HS nhà trường;

+ Tổ chức hoạt động chào mừng các ngày kỷ niệm...

Đe xây dựng chương trình giáo dục KNS cho HS trong thời gian sinh hoạt dưới cờ, các nội dung cơ bản trong các bước 1, 2 và 3 vẫn cần phải thực hiện. Tuy nhiên ở bước 3 cần rút lại ngắn gọn, chỉ thông tin cho các em những nội dung cô đọng và cần thiết nhất. Việc giáo dục KNS cho các em nên thực hiện trong bước 4. Chương trình này có thể xác định với những vấn đề như sau:

+ Mục tiêu: Giáo dục cho HS những KNS cần thiết.

+ Hình thức thực hiện: Tổ chức hoạt động tồn trường với các dạng:

. Tổ chức hội thi: Thi đấu giữa các đội đại diện cho các lớp theo các chủ đề KNS đã xác định.

. Tổ chức trị chơi: Mơ phỏng theo các trò chơi tập thể của các chương trình truyền hình như: Rung chng vàng; Đấu trường 100; Ai là triệu phú... Tuy nhiên, đây là những chương trình phổ biến kiến thức, vì vậy cần cải tiến để phần trả lời hoặc giải quyết vấn đề của HS thể hiện bằng hành động để rèn luyện KNS.

. Nói chuyện theo chủ đề: Tập trung vào các vấn đề nổi cộm của đời sống xã hội có sự ảnh hưởng của HS THCS Sài Đồng. Người nói chuyện có thể là GV trong trường, có thể là khách mời. Nội dung buổi nói chuyện để hướng các em đến những kỹ năng góp phần hồn thiện chính mình.

- Thiết kế chương trình giáo dục KNS cho HS trong tiết sinh hoạt lớp:

Trong chương trình giáo dục ở THCS Sài Đồng, tiết sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học bắt buộc không thể thiếu, thường xếp cuối mỗi tuần học. Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự quản lý, giám sát và tác động giáo dục của GV chủ nhiệm.

+ Mục tiêu của tiết sinh hoạt lớp:

. HS thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của các cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học.

. Xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tập tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của lớp đã đề ra.

+ Mục tiêu giáo dục KNS:

. Rèn luyện kỹ năng đánh giá, nhận xét, góp ý; kỹ năng lập kế hoạch hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể.

. Rèn luyện những KNS cần thiết khác. + Quy trình thực hiện:

. Chuẩn bị:

Rà sốt nhiệm vụ giáo dục của tháng, của tuần theo chủ đề.

Nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của tồn lớp trong tuần thông qua các nguồn: sổ đầu bài, thầy cô bộ môn và cán bộ lớp. cần nắm và phân loại các thông tin trong giờ học và ngoài giờ học như: Tiến bộ, sa sút, thiếu tập trung... và việc thực hiện nội quy của tập thể lớp cũng như cá nhân HS trong lớp. Chú ý những biến động về mặt tâm sinh lý, những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập cũng như sinh hoạt để giáo dục KNS cho các em.

Xây dựng kế hoạch giờ hoạt động tập thể trên cơ sở những thông tin thu thập được.

Trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiết sinh hoạt chuẩn bị thực hiện và kế hoạch tuần tiếp theo.

. Tiến hành:

Trong mỗi tiết sinh hoạt lớp, với 45 phút, có thể tiến hành theo trình tự sau: Sơ kết kết quả thực hiện các công việc của lớp trong tuần (khoảng từ 7 đến 10 phút).

Nhắc nhở nội dung công việc của tuần sau (khoảng từ 5 đến 8 phút).

Sinh hoạt theo chủ đề (có lồng các nội dung giáo dục KNS). Phần này sẽ dành thời lượng khoảng từ 20 đến 30 phút. Chú ý ưu tiên rèn luyện những kỹ năng liên quan đến hành vi sai phạm hoặc chưa tốt của các em trong tuần.

Ví dụ nếu trong tuần có sự mâu thuẫn, đụng độ giữa các bạn trong lớp với nhau hoặc với bạn lớp khác thì GV có thể đề ra một tình huống cụ thể tương tự để các HS trong lớp cùng đưa ra các cách xử lý. Thơng qua tình huống đó, HS được rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giao tiếp...

Lưu ý: Việc tổ chức giáo dục KNS trong giờ sinh hoạt lớp thường không dài, tuy vậy GV vẫn cần chú ý để các em được thực hành, luyện tập.

- Thiết kế chương trình giáo dục KNS cho HS lồng ghép vào nội dung các bài học:

+ Lựa chọn bài học có nội dung liên quan đến các KNS cấp thiết cần giáo dục cho HS.

+ Xác định mục tiêu cần đạt của bài học về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ. Lưu ý xác định rõ KNS cần hình thành theo chủ đề dự kiến có liên quan đến nội dung bài học.

+ Khi tiến hành lồng ghép cần chú ý lựa chọn các phương pháp thích hợp vừa phù hợp với đặc trưng của mơn học, vừa có khả năng giáo dục các KNS mong muốn mà không làm nặng nề thêm kiến thức của bài học.

- Thiết kế chương trình giáo dục KNS cho HS thông qua hoạt động NGLL: Thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình hoạt động. Cách tiếp cận này làm cho các hoạt động giáo dục trở lên gần gũi, tự nhiên, thiết thực và bổ ích đối với HS.

Quy trình thiết kế và triển khai giáo dục KNS bao gồm 3 giai đoạn: Thiết kế; triển khai và đánh giá, phản hồi.

* Tháng 11 : Chủ đề giáo dục theo quy định: Tôn sư trọng đạo. Có thể xây dựng chủ đề giáo dục KNS: Con ngoan trò giỏi để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo, cha mẹ; kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin; kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng lắng nghe tích cực; kỹ năng trình bày vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm... Có thể tổ chức các hoạt động thi ứng xử, giao tiếp; múa hát tập thể...

* Tháng 3 : Chủ đề giáo dục theo quy định: Tiến lên Đồn viên. Có thể xây dựng chủ đề giáo dục KNS: Ước mơ của em để phát triển kỹ năng trình bày vấn đề; làm việc theo nhóm... thơng qua các hình thức trị chơi, thi tìm hiểu...

* Tập huấn cho GV tiến hành soạn 1 bài giảng trong đó có các nội dung giảo dục KNS.

Khi thực hiện một bài giáo dục KNS thường thực hiện theo 4 giai đoạn sau:

- Giai đoạn khám phá:

+ Mục đích của giai đoạn này là kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, những kiến thức, kỹ năng... mà các em sẽ được học; Đồng thời giúp GV xác định xem HS đã biết gì, có kinh nghiệm, kỹ năng gì liên quan đến bài mới.

+ Để thực hiện quá trình này: GV cùng với HS thiết kế các hoạt động, đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có của HS liên quan đến bài học; GV giúp HS phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm cùng HS, tổ chức và phân loại chúng.

+ Trong giai đoạn này, GV đóng vai trò lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, ghi chép.. .HS cần chia sẻ, trao đổi, phản hồi, xử lý thông tin, ghi chép...

+ Một số kỹ thuật dạy học chính được thực hiện: động não, thảo luận, chơi trò chơi tương tác, đặt câu hỏi...

- Giai đoạn kết nối:

+ Mục đích của giai đoạn này là giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc liên hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết; giữa các kinh nghiệm hiện có của HS với bài học mới.

+ Để thực hiện quá trình này: GV giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã được HS chia sẻ ở giai đoạn trước; GV giới thiệu kiến thức và kỹ năng mới; Kiểm tra xem kiến thức và kỹ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác chưa; Nêu các ví dụ khi cần thiết.

+ Trong giai đoạn này, GV đóng vai trị người hướng dẫn; HS là người phản hồi, trình bày các quan điểm hoặc ý kiến của mình, đồng thời đặt các câu hỏi hoặc trả lời các câu hỏi của các bạn khác.

+ Một số kỹ thuật dạy học chính được thực hiện: thảo luận theo nhóm, người học trình bày, khách mời, đóng vai,....

- Giai đoạn thực hành/ Luyện tập:

+ Mục đích của giai đoạn này là tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến thức và kỹ năng mới vào một hồn cảnh có ý nghĩa; Định hướng để HS thực hành đúng cách; Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch.

+ Để thực hiện quá trình này: GV chuẩn bị các hoạt động mà theo đó yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức và kỹ năng mới; HS làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ; GV giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết; GV khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được.

+ Trong giai đoạn này, GV đóng vai trị người hướng dẫn, hỗ trợ; HS đóng vai trị thực hiện, khám phá.

+ Một số kỹ thuật dạy học chính được thực hiện: sắm vai, trị chơi, hỏi đáp, thảo luận nhóm...

- Giai đoạn vận dụng:

+ Mục đích của giai đoạn này là tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống mới.

+ Để thực hiện quá trình này: GV cùng với HS lập kế hoạch các hoạt động ở nhiều lĩnh vực đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và kỹ năng mới; HS làm việc theo nhóm, cặp và cá nhân đế hoàn thành nhiệm vụ; GV và HS cùng tham gia hỏi và trả lời trong suốt q trình tổ chức hoạt động; GV có thể đánh giá kết quả học tập của HS tại bước này.

+ Trong giai đoạn này, GV đóng vai trị người hướng dẫn, người đánh giá; HS đóng vai trị người lập kế hoạch, người sáng tạo, thành viên nhóm, người giải quyết vấn đề, người trình bày và người đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 79 - 86)