Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 88 - 91)

2.2.2 .Nội dung khảo sát thực trạng

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Trung

3.2.4. Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống

3.2.4.1.Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá giúp hiệu trưởng nắm bắt thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn biến công việc trong tổ chức, so sánh hiệu quả thực tế đạt được với mục tiêu đề ra, từ đó có những tác động quản lý thích hợp. Hiệu trưởng cần xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động này một cách rõ ràng đồng thời có kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động này một cách hiệu quả, phù hợp với thực tế của nhà trường.

Trong mọi hoạt động quản lí thì kiểm tra, đánh giá ln có vai trị quan trọng. Kiểm tra, đánh giá ở đây nhằm vào 2 đối tượng: các chủ thể trong hoạt động giáo dục KNS cho HS, bao gồm GV, cán bộ quản lí trong trường theo các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch, và đối tượng HS theo các kết quả giáo dục trong suốt năm học. Kiểm tra, đánh giá trong quản lí sẽ tạo động lực để các hoạt động được tiến hành theo đúng kế hoạch, đồng thời cung cấp các thông tin phản hồi giúp nhà quản lí có các điều chỉnh cần thiết. Đối với học sinh, việc kiểm tra, đánh giá ngoài việc tạo động lực để học sinh phấn đấu, còn giúp các em tiến bộ không ngừng.

3.2.4.2.Nội dung và cách tiến hành

a) Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống.

Nhà trường cần xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, đánh giá: Tổ chức ban soạn thảo tiêu chuẩn, xây dựng quy trình đánh giá một cách cơng khai.Sau khi dự thảo các tiêu chuẩn quy trình đánh giá, tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh thảo luận

góp ý, bổ sung. Ban thi đua điều chỉnh, hồn thiện nội dung đánh giá trình hiệu trưởng duyệt và tiến hành kiểm tra, đánh giá theo đúng quy trình và tiêu chuẩn đó. Xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục KNS cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho HS phấn đáu và rèn luyện, GV thi đua tích cực. Xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục KNS cần phải kết hợp cả tiêu chuẩn định tính và định lượng. Tính định tính được thể hiện ở số lần đạt thành tích hay số lần vi phạm. Tính định lượng được thể hiện ở tư tưởng, nhận thức, thái độ, hành vi.

+ Với GV:

Giáo dục KNS sẽ là một trong những căn cứ để đánh giá kết quả công tác của GV trong từng học kỳ và trong cả năm học, được thể hiện thơng qua các tiêu chí:

Có đầy đủ các loại hồ sơ: Với giáo viên bộ mơn là: chương trình mơn học có nội dung tích hợp giáo dục KNS; giáo án các tiết dạy có nội dung giáo dục KNS. Với GV chủ nhiệm là: kế hoạch giáo dục KNS cho HS (có chỉ rõ cách thức tích hợp); giáo án các tiết dạy có nội dung giáo dục KNS; sổ ghi nhận xét, đánh giá mức độ tham gia và KNS đạt được của từng HS theo tháng, theo học kỳ để làm căn cứ đánh giá KNS của HS.

Việc thực hiện kế hoạch giáo dục KNS (do Ban chỉ đạo giáo dục KNS của trường kiểm tra).

Kết quả dự giờ, thăm lớp của hiệu trưởng hoặc Ban chỉ đạo giáo dục KNS của nhà trường.

+ Với HS:

Đánh giá KNS của HS bao gồm đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập và rèn luyện với hình thức xếp loại) và đánh giá tổng kết (đánh giá cuối học kỳ hoặc cuối năm học với hình thức kết hợp cả nhận xét và xếp loại).

Kết quả học tập, rèn luyện KNS của HS thường được xếp thành 4 mức: Tốt; Khá; Đạt yêu cầu; Chưa đạt yêu cầu.

Việc đánh giá KNS của HS cần dựa trên các tiêu chí và thang đánh giá cụ thể. Các tiêu chí này cần được xây dựng dựa trên mức độ nhận thức của HS từng khối, lớp, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường nhưng luôn phải đảm bảo các yêu cầu:

Những tiêu chí được xây dựng là những tiêu chí cơ bản nhất, được xây dựng thống nhất trên toàn khối.

Đây là những tiêu chí có thể quan sát được, lượng hóa được. Ví dụ để đánh giá kỹ năng hợp tác của HS có thể đề ra một trong những tiêu chí đánh giá là tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Tiêu chí này được xây dựng thành các mức độ:

lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của các thành viên trong nhóm. Khá: Biết tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm song đơi lúc chưa chủ động; Đơi lúc chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên khác trong nhóm.

Đạt u cầu: Cịn ít tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm; ít chịu lắng nghe, tơn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm.

Chưa đạt yêu cầu: Không tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm; Khơng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm.

Các tiêu chí này giúp GV và HS dễ dàng đánh giá, khơng địi hỏi nhiều thời gian, công sức của GV và HS.

Các đánh giá nhận xét thường xuyên của GV bộ môn GV chủ nhiệm và bản thân HS cho các bạn khác là một trong những căn cứ để đánh giá hạnh kiểm của HS trong tháng, trong học kỳ và trong cả năm học.

Kết quả xếp loại giáo dục KNS là một tiêu chí để đánh giá thi đua của các tập thể và cá nhân trong năm học.

b) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục KNS thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị cho hoạt động kiểm tra quá trình tổ chức hoạt động, kiểm tra kết quả của hoạt động.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường.

- Lựa chọn hình thức kiểm tra: kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá cần được xây dựng và công bố công khai đến toàn thể GV và HS trong trường từ đầu năm học.

- Có sự phân cơng rõ người, rõ việc trong quá trình kiểm tra, đánh giá để tạo sự khách quan, công bằng khi kiểm tra, đánh giá.

- Có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, các văn bản pháp quy cần thiết và thiết thực để đánh giá GV và HS.

- Thời gian kiểm tra cần phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kì và mang tính thúc đẩy là chủ yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)