Kiểm tra, đánh giá giáo dục kĩ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 62 - 65)

2.2.2 .Nội dung khảo sát thực trạng

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Trung

2.4.4. Kiểm tra, đánh giá giáo dục kĩ năng sống

Để đánh giá mức độ kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS cho HS ở trường THCS Sài Đồng, tác giả sử dụng câu hỏi số 5 trong phiếu trưng cầu ý kiến dành cho Ban chỉ đạo giáo dục KNS gồm 13 người (xem phụ lục số 1). Kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.16 dưới đây:

Bảng 2.14. Tự đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường Trung học cơ sở Sài Đồng của Ban chỉ đạo giáo dục KNS

TT Nội dung kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS

Mức độ

Rất tốt Tốt Khá Trung

bình Chƣa tốt SL % SL % SL % SL % SL %

1 Thông qua hồ sơ sổ sách 5 38,5 8 61,5 0 0 0 0 0 0

2

Thông qua dự các tiết sinh hoạt lớp, tiết chào cờ, hoạt động giáo dục NGLL có báo trước hoặc đột xuất

0 0 6 46,2 0 0 0 0 7 53,8

3

Thông qua kết quả rèn luyện của HS, thông qua kết quả thi đua của trường

TT Nội dung kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS Mức độ Rất tốt Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt SL % SL % SL % SL % SL % 4

Thông qua việc phối hợp với các lực lượng giáo dục

6 46,2 7 53,8 0 0 0 0 0 0

5

Thông qua việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho các hoạt động

0 0 5 38,5 0 0 8 61,5 0 0

Kết quả ở bảng trên cho thấy, có 38.5% Ban chỉ đạo giáo dục KNS đánh giá là tốt và 61.5% rất tốt công tác kiểm tra, đánh giá thông qua hồ sơ sổ sách và thông qua việc phối hợp với các lực lượng giáo dục; 30,8% Ban chỉ đạo giáo dục KNS cho rằng đã làm tốt và 38,5% rất tốt công tác kiểm tra, đánh giá thông qua kết quả rèn luyện của HS, thông qua kết quả thi đua của nhà trường. Tuy vậy, có đến 53,8% Ban giám hiệu đánh giá chưa tốt về công tác kiểm tra, đánh giá thông qua dự các tiết sinh hoạt lớp, tiết chào cờ, hoạt động giáo dục NGLL có báo trước hoặc đột xuất. Điều đó chứng tỏ, công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS của HS THCS Sài Đồng, quận Long Biên chưa được Ban giám hiệu coi trọng và thực hiện một cách thường xuyên.

Để tìm hiểu đánh giá của GV mức độ kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS cho HS ở trường THCS Sài Đồng của Ban giám hiệu, tác giả sử dụng câu hỏi số 8 trong phiếu trưng cầu ý kiến dành cho GV (xem phụ lục số 2). Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.15. Đánh giá của giáo viên về mức độ kiểm tra, đánh giá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường Trung học cơ sở Sài Đồng của Ban chỉ đạo giáo

dục KNS.

TT Nội dung kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS

Mức độ

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

1 Thông qua hồ sơ sổ sách 10 24,3 8 19,5 13 31,7 8 19,5 2 4,9

2

Thông qua dự các tiết sinh hoạt lớp, tiết chào cờ, hoạt động giáo dục NGLL có báo trước hoặc đột xuất

11 26,8 24 58,5 4 9,7 2 4,9 0 0

3

Thông qua kết quả rèn luyện của HS, thông qua kết quả thi đua của trường

11 26,8 27 65,9 3 7,8 0 0 0 0

4

Thông qua việc phối hợp với các lực lượng giáo dục

5 12,1 15 36,6 10 24,3 9 22 2 4,9

5

Thông qua việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho các hoạt động

8 19,5 13 31,7 10 24,3 3 7,3 7 17

Có thể thấy, có đến 92,7% (26,8% + 65,9%) GV được hỏi cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá đã được thực hiện tốt và rất tốt thông qua kết quả rèn luyện của HS, thông qua kết quả thi đua của trường; 85,3%( 26,8% + 58,5%) GV cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá đã được thực hiện tốt và rất tốt thông qua dự các tiết sinh hoạt lớp, tiết chào cờ, hoạt động giáo dục NGLL có báo trước hoặc đột xuất. Chỉ có 17% GV

được hỏi cho rằng cơng tác kiểm tra, đánh giá chưa tốt thông qua việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho các hoạt động.

Tóm lại, kết quả ở 2 bảng trên cho thấy, việc kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS đã được thực hiện tại trường THCS Sài Đồng. Tuy nhiên, vẫn có sự đánh giá tương đối khác nhau giữa Ban chỉ đạo giáo dục KNS và GV về các nội dung kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS. Nếu nội dung kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục KNS thông qua dự các tiết sinh hoạt lớp, tiết chào cờ, hoạt động giáo dục NGLL có báo trước hoặc đột xuất có 53,8% Ban chỉ đạo giáo dục KNS đánh giá chưa tốt thì lại có đến 26,8% GV đánh giá là tốt và 58,5% GV đánh giá rất tốt, khơng có đánh giá nào chưa tốt. Điều đó chứng tỏ việc kiểm tra, đánh giá hoạt động này chưa đi vào thực tế mà mới chỉ kiểm tra nhiều trên hồ sơ sổ sách.

Đồng thời, việc kiểm tra, đánh giá này chưa được thống nhất giữa Ban chỉ đạo giáo dục KNS, GV và HS thông qua các tiêu chí cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 62 - 65)