Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 95)

2.2.2 .Nội dung khảo sát thực trạng

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tìm hiểu mức độ đánh giá của đối tượng khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề ra.

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm

Sử dụng phương pháp lấy phiếu trưng cầu ý kiến của 53 đối tượng là BGH (02 phó Hiệu trưởng) và GV(51) của trường THCS Sài Đồng.

3.4.3. Thang đánh giá khảo nghiệm

Về tính cấp thiết: Câu hỏi ở 3 mức độ: “Rất cấp thiết” được tính 3 điểm, “Cấp thiết”

được tính 2 điểm, “Khơng cấp thiết” được tính 1 điểm.

Về tính khả thi: Câu hỏi ở 3 mức độ: “Rất khả thi” được tính 3 điểm, “Khả thi” được tính 2 điểm, “Khơng khả thi” được tính 1 điểm.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng, tác giả sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (xem phụ lục 5). Kết quả thu được ở bảng 3.1 dưới đây

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở

TT Biện pháp quản lý giáo dục KNS cho HS THCS Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Tổng điểm Thứ bậc 1

Nâng cao nhận thức về giáo dục KNS cho các lực lượng tham gia giáo dục

KNS ở trường THCS Sài Đồng 53 0 0 159 1

2

Bồi dưỡng cho GV các kiến thức và kỹ năng giáo dục KNS cho HS ở

trường THCS Sài Đồng 52 1 0 158 2

3

Chỉ đạo GV thực hiện tích hợp giáo

4

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh

giá hoạt động giáo dục KNS 46 5 2 150 5

5

Phối hợp giữa các lực lượng tham gia

hoạt động giáo dục KNS. 47 6 0 153 4

6

Quản lý huy động các nguồn kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ cho các hoạt động giáo dục KNS

45 5 3 148 6

Nhìn chung, cán bộ quản lý và GV đánh giá rất cao mức độ cấp thiết của các biện pháp đã đề ra (100% cán bộ quản lý và GV đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và cấp thiết đối với các biện pháp 1, 2, 3, 5; chỉ có 2% cán bộ quản lý và GV đánh giá là không cấp thiết đối với biện pháp 4; 5,7% cán bộ quản lý và GV đánh giá là không cấp thiết với biện pháp 6). Điều này chứng tỏ các biện pháp được đề xuất là rất cấp thiết đối với trường THCS Sài Đồng quận Long Biên để nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho HS. Trong đó, biện pháp được cho là cấp thiết nhất là nâng cao nhận thức về giáo dục KNS cho các lực lượng tham gia giáo dục KNS; tiếp đến là bồi dưỡng cho GV các kiến thức và kỹ năng giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng; Biện pháp được đánh giá ở mức độ cấp thiết thấp nhất là quản lý huy động các nguồn kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ cho các hoạt động giáo dục KNS.

Cũng từ phiếu trưng cầu ý kiến (xem phụ lục 5), tác giả thu được kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng.

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt

động giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng

TT Biện pháp quản lý giáo dục KNS cho HS THCS Rất khả thi Khả thi Không khả thi Tổng điểm Thứ bậc 1

Nâng cao nhận thức về giáo dục KNS cho các lực lượng tham gia giáo dục KNS ở trường THCS Sài Đồng

53 0 0 159 1

2

Bồi dưỡng cho GV các kiến thức và kỹ năng giáo dục KNS cho HS ở trường THCS Sài Đồng

53 0 0 159 1

3

Chỉ đạo GV thực hiện tích hợp giáo

đục KNS cho HS THCS Sài Đồng 43 5 5 144 5

4

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh

giá hoạt động giáo dục KNS 40 7 6 140 6

5

Phối hợp giữa các lực lượng tham

gia hoạt động giáo dục KNS 47 6 0 153 3

6

Quản lý huy động các nguồn kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ cho các hoạt động giáo dục KNS

45 6 2 149 4

Kết quả bảng trên cho thấy, có 100% cán bộ quản lý và GV được hỏi đánh giá các biện pháp đề xuất là rất khả thi và khả thi cho biện pháp 1, 2, 5; chỉ có 3,8% cán bộ quản lý và GV đánh giá không khả thi cho biện pháp 6; 9,4% đánh giá không khả thi cho biện pháp 3; 11,3% đánh giá không khả thi cho biện pháp 4. Trong đó, khả thi nhất là hai biện pháp nâng cao nhận thức về giáo dục KNS cho các lực lượng tham gia giáo dục KNS và bồi dưỡng cho GV các kiến thức và kỹ năng giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng. Thấp nhất của mức độ khả thi là biện pháp xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay khi công tác này chưa thực sự được quan tâm và tiến hành tại nhà trường.

82 84 86 88 90 92 94 96 98 100 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Tính cấp thiết Tính khả thi

Tóm lại, qua biểu đồ trên, xét tỉ lệ đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, ta thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao. Chứng tỏ các biện pháp được xây dựng trong đề tài đều đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn của quá trình quản lý giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 3

Dựa trên các nguyên tắc: đảm bảo tính thực tiễn; đảm bảo tính đồng bộ... tác giả đã đề xuất được 6 biện pháp quản lý giáo dục KNS cho Ban giám hiệu trường THCS Sài Đồng . Đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về giáo dục KNS cho các lực lượng tham gia

giáo dục KNS ở trường THCS Sài Đồng.

Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS cho HS, Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS của nhà trường cần phổ biến cho GV những vấn đề cơ bản, thiết yếu về hoạt động giáo dục KNS cho HS để toàn thể hội đồng nhà trường coi hoạt động giáo dục KNS cho HS là nội dung quan trọng góp phần hình thành giá trị sống cho mỗi HS.

Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho GV các kiến thức và kỹ năng giáo dục KNS cho HS

ở trường THCS Sài Đồng.

Thông qua các buổi tập huấn, Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS của nhà trường giúp GV hiểu rõ hơn mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, con đường để tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho HS, giúp GV hiểu rõ cách thiết kế chương trình, soạn bài, tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho HS một cách có hiệu quả.

Biện pháp 3: Chỉ đạo GV thực hiện tích hợp giáo dục KNS cho HS THCS Sài

Đồng.

Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS của nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo GV bộ môn, GV chủ nhiệm, các tổ chức đồn thể trong nhà trường tích hợp hoạt động giáo dục KNS cho HS vào các chương trình dạy học chính khóa trong các mơn học, các chủ đề dạy học, các giờ sinh hoạt lớp, các giờ hoạt động NGLL và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phát huy năng lực của HS góp phần hướng tới những giá trị sống tốt đẹp.

Biện pháp 4: Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS.

Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS của nhà trường xây dựng các tiêu chí kiểm ra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS cho HS góp phần đánh giá một cách có hiệu quả hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS góp phần động viên khuyến khích thi đua nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại để điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục KNS của nhà trường cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của nhà trường.

Biện pháp 5: Phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục KNS.

Để tổ chức và chỉ đạo tốt hoạt động giáo dục KNS thì nhất thiết phải xây dựng được một cơ chế tổ chức và điều hành khoa học và hợp lý giúp cho các tổ chức, các thành viên trong và ngoài nhà trường nắm được và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của mình, qua đó cùng thống nhất cao về phương pháp, hình thức tổ chức để phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với nhau tham gia giáo dục KNS cho học sinh.

Biện pháp 6: Quản lý huy động các nguồn kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất và

phương tiện phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS.

Kinh phí để tổ chức hoạt động giáo dục KNS cùng với cơ sở vật chất và phương tiện đồ dùng dạy học là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cán bộ quản lý, GV chủ nhiệm, HS thực hiện đổi mới, sáng tạo đa dạng hóa một cách linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS.

Ở mỗi biện pháp đều được xác định rõ mục tiêu, nội dung và cách tiến hành, điều kiện thực hiện. Các biện pháp này đều có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, tác động tương hỗ lẫn nhau. Cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là có tính cấp thiết và tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Giáo dục KNS có vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển

nhân cách của HS THCS. Đó là q trình giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp HS có thái độ, kiến thức, kỹ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội.

Quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS Sài Đồng là tác động của đội ngũ cán bộ quản lý đến các lực lượng giáo dục KNS trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động giáo dục KNS một cách hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho HS.

Quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS Sài Đồng bao gồm 4 nội dung: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục KNS và kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động này.

Quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS Sài Đồng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như: Sự nhận thức và năng lực của Ban giám hiệu; trình độ của đội ngũ GV...

1.2. Hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS Sài Đồng đã được tổ chức thực

hiện và bước đầu đã có những kết quả nhất định.Nhà trường đã tổ chức giáo dục KNS cho HS thông qua các mơn học, qua hoạt động NGLL... HS đã có một số KNS cơ bản, cần thiết. Tuy vậy, khả năng vận dụng các KNS này vào hoàn cảnh cụ thể một cách thuần thục vẫn còn hạn chế.

Cán bộ quản lý nhà trường đã xây dựng được kế hoạch cụ thể, chi tiết cho hoạt động giáo dục KNS. Tuy vậy, vẫn cần thêm các biện pháp tích cực trong việc tổ chức, chỉ đạo giáo dục KNS cho HS. Bởi quản lý giáo dục KNS phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thực tế của nhà trường.

Đội ngũ GV nhà trường chưa được tập huấn một cách bài bản để có những kiến thức và kỹ năng tổ chức giáo dục KNS cho HS. Bên cạnh đó, CSVC của nhà trường cịn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được các nhu cầu giáo dục KNS.

Ban giám hiệu nhà trường chưa xây dựng được các tiêu chí kiểm tra, đánh giá, chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động này. Điều này cho thấy công tác quản lý của nhà trường về giáo dục KNS cho HS còn lỏng lẻo và còn chưa được quan tâm, kiểm tra một cách thường xuyên.

giáo dục KNS của Ban giám hiệu trường THCS Sài Đồng . Trong đó nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất là năng lực quản lý, tổ chức, chỉ đạo giáo dục KNS của Ban giám hiệu; nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất là trình độ năng lực của đội ngũ GV, phương pháp kiểm tra đánh giá và cơ chế động viên khen thưởng.

1.4. Dựa trên các nguyên tắc: đảm bảo tính thực tiễn; đảm bảo tính đồng bộ...

tác giả đã đề xuất được 6 biện pháp quản lý giáo dục KNS cho Ban giám hiệu trường THCS Sài Đồng. Đó là: Nâng cao nhận thức về giáo dục KNS cho các lực lượng tham gia giáo dục KNS; Bồi dưỡng cho GV các kiến thức và kỹ năng giáo dục KNS cho HS THCS...

Ở mỗi biện pháp đều được xác định rõ mục tiêu, nội dung và cách tiến hành, điều kiện thực hiện. Các biện pháp này đều có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, tác động tương hỗ lẫn nhau. Cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là có tính cấp thiết và tính khả thi cao.

2. Khuyến nghị

+ Đối với Sở GD&ĐT Hà Nội:

Cần có các văn bản chính thức hướng dẫn việc thực hiện giáo dục KNS cho HS THCS. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về giáo dục KNS cho cán bộ quản lý và những GV cốt cán của các quận, huyện trên địa bàn thành phố; bồi dưỡng, đào tạo về lý luận quản lý và nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý đặc biệt trong lĩnh vực quản lý giáo dục KNS cho HS THCS.

+ Đối với Phòng GD&ĐT quận Long Biên:

Cần mở các lớp tập huấn cho GV trong quận về KNS và giáo dục KNS. Có sự chỉ đạo thống nhất giữa các trường trong quận về xây dựng nội dung chương trình giáo dục KNS cụ thể thông qua các mơn văn hóa, qua hoạt động NGLL...; Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên các trường THCS trong quận về hoạt động giáo dục KNS.

+ Đối với Ban giám hiệu trường THCS Sài Đồng:

- Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đồng thời chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ với các tổ chức trong và ngồi nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng.

- Cử GV tham gia các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức; triển khai hoạt động tập huấn cấp trường, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trong trường; có đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động...

+ Đối với GV trường THCS Sài Đồng:

- Cần tự giác, tích cực, chủ động học tập để nâng cao năng lực giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng.

- Cần lập kế hoạch hoạt động cá nhân trong đó có chú trọng đến các nội dung giáo dục KNS cho HS.

- GV đặc biệt là GV chủ nhiệm cần chủ động phối hợp với phụ huynh HS trong việc giáo dục KNS cho HS đồng thời giúp họ hiểu rõ nội dung, chương trình giáo dục KNS mà HS được giáo dục trong nhà trường.

+ Đối với phụ huynh HS trường THCS Sài Đồng:

- Cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với GV trong việc giáo dục KNS cho HS.

- Cần tạo ra một môi trường giáo dục bên ngoài nhà trường để HS có thể vận dụng các KNS đã học vào hoàn cảnh thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 95)