Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sin hở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 69)

2.2.2 .Nội dung khảo sát thực trạng

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sin hở trường

trường Trung học cơ sở Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

2.5.1. Những điểm mạnh

Từ việc đánh giá, phân tích các kết quả khảo sát ở trên, có thể thấy việc quản lý giáo dục KNS cho HS ở trường THCS Sài Đồng, quận Long Biên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục KNS. Đó là do:

- Giáo dục KNS cho HS ở trường THCS Sài Đồng, quận Long Biên bước đầu

đã được thực hiện có hiệu quả thơng qua một số mơn học, thông qua hoạt động giáo dục NGLL, qua các hoạt động ngoại khóa...Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch cho hoạt động giáo dục KNS cho HS một cách cụ thể. Tùy vào điều kiện của lớp mà GV chủ nhiệm xây dựng kế hoạch này theo năm học, theo học kỳ ... Ở một vài lớp, ngoài kế hoạch xây dựng cho cả năm học, GV chủ nhiệm còn xây dựng thêm các kế hoạch cụ thể theo từng tháng, từng chủ đề...

- Nhà trường đã tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục KNS của nhà trường đến toàn thể GV; đồng thời đã chỉ đạo các nội dung giáo dục KNS trong kế hoạch đến GV với các nội dung cụ thể. Hầu hết các GV trong trường đã hưởng ứng kế hoạch, chủ trương của việc giáo dục KNS cho HS dù cách làm của các GV có khác nhau.

- Nhà trường đã có sự kiểm tra, đánh giá về giáo dục KNS.

- Có sự phối hợp, hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh HS nhà trường trong việc giáo dục KNS cho HS.

2.5.2. Những mặt cịn yếu

- Thói quen chú trọng vào kiến thức mang tính lý thuyết của GV sẽ là cản trở lớn khi triển khai giáo dục KNS, loại hình giáo dục nhằm tạo thói quen, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với các tình huống của cuộc sống. Đội ngũ GV chưa được đào tạo bài bản về KNS, khơng có GV chun trách... cán bộ quản lý, GV cịn gặp nhiều khó khăn. Cịn nhiều lúng túng trong việc tổ chức giáo dục KNS qua các hoạt động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song khơng mang ý nghĩa hình thành và phát triển KNS trong giảng dạy các mơn học. Bên cạnh đó việc lựa chọn các nội dung KNS chưa phù hợp làm cho việc giáo dục KNS chưa hiệu quả, chưa hấp dẫn với HS.

chưa xây dựng một tiêu chí đánh giá rõ ràng.

- Tổ chức giáo dục KNS cho HS có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong mơn học mà cịn thơng qua một số hoạt động khác (hoạt động NGLL, câu lạc bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện. Nhưng hiện nay cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho việc giáo dục KNS, thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo dục KNS trong nhà trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS. Chưa có sự đầu tư của nhà trường cũng như chưa có sự huy động hiệu quả kinh phí phục vụ cho giáo dục KNS từ nguồn xã hội hóa.

2.6. Các nguyên nhân ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Để tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng tới quản lý giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng, quận Long Biên, tác giả sử dụng câu hỏi số 8 trong phiếu trưng cầu ý kiến dành cho Ban chỉ đạo giáo dục KNS (xem phụ lục số 1) và câu hỏi số 10 trong phiếu trưng cầu ý kiến dành cho 51 GV (xem phụ lục số 2)

Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.18. Các nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Sài Đồng

TT Các nguyên nhân chủ quan SL % Thứ bậc

1 Sự hiểu biết của BGH về KNS và các

phương pháp giáo dục KNS 49 90,7 2

2 Năng lực quản lý tổ chức, chỉ đạo

giáo dục KNS của BGH 51 94,4 1

3

Năng lực quản lý sự phối họp các lực

lượng tham gia giáo dục KNS 47 87 3

4

Lịng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm

của BGH với công tác giáo dục KNS 45 83,3 4

5

Các nguyên nhân khác (uy tín, tính

cởi mở của BGH...) 39 72,2 5

Qua bảng 2.18, ta thấy:

“Năng lực quản lý tổ chức, chỉ đạo giáo dục KN của Ban giám hiệu ” là nguyên nhân được đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất đến cơng tác quản lý giáo dục KNS cho

HS THCS Sài Đồng (chiếm 94,4%); tiếp đến là “sự hiểu biết của Ban giám hiệu về KNS và các phương pháp giáo dục KNS” là nguyên nhân có ảnh hưởng khá nhiều đến quản lý giáo dục KNS (chiếm 90,7%).

Nhìn một cách khái qt thì các ngun nhân chủ quan trên đều có ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục KNS. Ban giám hiệu khi đã hiểu rõ về KNS, các phương pháp giáo dục KNS và bằng năng lực quản lý của mình sẽ xây dựng, đề xuất được các biện pháp giáo dục KNS cho HS phù hợp nhất với điều kiện thực tế của nhà trường. Ngồi ra, phẩm chất, nhân cách, uy tín, giao tiếp lịch sự, hịa nhã của người cán bộ quản lý cũng góp phần làm nên thành công của giáo dục KNS trong nhà trường.

Còn các nguyên nhân khách quan thì sao? Tác giả tiếp tục tìm hiểu ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan được thể hiện ở bảng 2.19:

Bảng 2.19. Các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Sài Đồng

TT Các nguyên nhân khách quan SL % Thứ bậc

1 Nhận thức của các lực lượng tham gia

giáo dục KNS 45 83,3 3

2 Trình độ năng lực của đội ngũ GV 54 100 1

3 Nội dung chương trình hoạt động 44 81,4 4

4 Cơ sở vật chất của nhà trường 43 79,6 5

5 Phương pháp kiểm tra đánh giá và cơ chế

động viên khen thưởng 49 90,7 2

6 Sự phối hợp hoạt động với các lực lượng

trong và ngoài nhà trường 42 77,7 6

Các nguyên nhân khách quan được đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng là trình độ năng lực của đội ngũ GV (chiếm tỷ lệ 100%); phương pháp kiểm tra đánh giá và cơ chế động viên khen thưởng (chiếm tỷ lệ 90,7%).

Các nguyên nhân có ảnh hưởng khá nhiều là nhận thức của các lực lượng tham gia giáo dục KNS (chiếm 83,3%); nội dung chương trình hoạt động (chiếm 81,4%).

Các nguyên nhân ảnh hưởng ít hơn là cơ sở vật chất của nhà trường (chiếm 79,6%), sự phối hợp hoạt động với các lực lượng trong và ngoài nhà trường (chiếm 77,7%).

Bên cạnh đó cịn có thể kể đến các ngun nhân như:

- Còn thiếu một chủ trương rõ ràng, một hướng dẫn cụ thể và thích hợp của các cấp quản lý cho giáo dục KNS.

- Giáo dục KNS vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cách làm của từng lớp mà chưa phải là một phân mơn bắt buộc, có chương trình cụ thể. Việc lồng ghép qua các mơn học hay thực hiện qua hoạt động giáo dục NGLL, qua hoạt động ngoại khóa... đơi khi chỉ được làm hình thức. Bởi cịn có q nhiều nội dung cần giáo dục trong khi hạn chế về mặt thời gian gây khó khăn cho GV thực hiện, dẫn đến hiệu quả giáo dục thường thấp.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua điều tra nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, tác giả có mốt số nhận định như sau :

Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường THCS Sài Đồng, quận Long Biên đã bước đầu đưa hoạt động giáo dục KNS vào trong nhà trường. BGH nhà trường đã phát động, chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường như tổ trưởng chuyên môn, khối trưởng khới chủ nhiêm, GV chủ nhiệm, Bí thư Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường, GV tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Ban đại diện cha mẹ HS nhà trường cùng phối hợp triển khai hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS cho HS toàn trường. Việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS Sài Đồng bước đầu tạo được sự chuyển biến về nhận thức cho GV, HS và cha mẹ HS trong công tác giáo dục KNS, tuy nhiên nhà trường mới quan tâm đến rèn KNS cho HS là chủ yếu, chưa chú trọng việc giáo dục giá trị sống cho HS. Tuy nhiên, sự phối hợp các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục KNS còn chưa chặt chẽ, chưa phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục.

Trường THCS Sài Đồng, quận Long Biên đã tổ chức giáo dục KNS cho HS thông qua các môn học, qua hoạt động NGLL... HS đã có một số KNS cơ bản, cần thiết nhưng khả năng vận dụng các KNS này của HS vào hoàn cảnh cụ thể một cách thuần thục vẫn còn hạn chế để hướng tới giáo dục giá trị sống cho HS trong giai đoạn hiện nay. Sự hiểu biết về giá trị sống và KNS của GV và HS cũng còn nhiều hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

giáo dục KNS. Tuy vậy, vẫn cần thêm các biện pháp tích cực trong việc tổ chức, chỉ đạo giáo dục KNS cho HS. Công tác quản lý giáo dục KNS phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thực tế của nhà trường.

Đội ngũ GV nhà trường chưa được tập huấn một cách bài bản để có những kiến thức và kỹ năng tổ chức giáo dục KNS cho HS. Mặc dù vậy,khi được phân công nhiệm vụ, trong đọi ngũ vẫn chưa thực sự tâm huyết, khi thực hiện kế hoạch cụ thể cho hoạt động giáo dục KNS vẫn cịn mang tính hình thức vì vậy hiệu quả hoạt động giáo dục KNS vẫn còn chưa tốt. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu hoặc chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được các nhu cầu giáo dục KNS. Điều này là do còn thiếu sự quan tâm và đầu tư từ phía nhà trường.

Ban giám hiệu nhà trường chưa xây dựng được các tiêu chí kiểm tra, đánh giá, chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động này. Phần nào đó cho thấy công tác quản lý của nhà trường về giáo dục KNS cho HS còn lỏng lẻo và còn chưa được quan tâm, kiểm tra một cách thường xuyên, chưa có sự động viên khen thưởng kịp thời nên hiệu quả việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS chưa cao.

Đa số đội ngũ Ban chỉ đạo giáo dục KNS và GV trong trường đã có nhận thức đúng đắn về bản chất và mức độ cần thiết của giáo dục KNS cho HS THCS Sài Đồng. Tuy vậy, vẫn cịn có những băn khoăn về bản chất của giáo dục KNS ở phía Ban chỉ đạo giáo dục KNS và GV cần được làm rõ.

Vẫn còn nhiều phụ huynh HS chưa nhận thức đúng bản chất của giáo dục KNS, vẫn còn đánh đồng giáo dục KNS với việc hình thành kỹ năng học tập và việc giáo dục đạo đức cho HS. Và nếu tiếp tục nhận thức như vậy thì việc phó mặc giáo dục KNS cho nhà trường là điều khơng tránh khỏi. Trong khi đó, giáo dục KNS từ phụ huynh HS, từ mơi trường gia đình là rất quan trọng.

Trường THCS Sài Đồng đã tiến hành giáo dục KNS cho HS thể hiện qua các KNS mà HS tiếp nhận được. Việc tổ chức giáo dục KNS đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của HS và phụ huynh HS đồng thời giúp HS phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình.

Có nhiều ngun nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý giáo dục KNS của Ban giám hiệu trường THCS Sài Đồng, quận Long Biên. Trong đó nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất là năng lực quản lý, tổ chức, chỉ đạo giáo dục KNS của Ban giám hiệu; nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất là trình độ năng lực của đội ngũ GV, phương pháp kiểm tra đánh giá và cơ chế động viên khen thưởng.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SÀI ĐỒNG, QUẬN LONG BIÊN,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn

Triển khai thực hiện quản lý giáo dục KNS cho HS trường THCS Sài Đồng, quận Long Biên phải phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, phù hợp với khả năng, tiềm năng và định hướng phát triển của nhà trường. Xây dựng các mơ hình, các hình thức tổ chức, chỉ đạo, các nội dung quản lý giáo dục KNS cũng như các nội dung giáo dục KNS cần hết sức đa dạng, phong phú, gắn với thực tiễn giáo dục.

Nguyên tắc này yêu cầu người cán bộ quản lý không được áp đặt ý kiến chủ quan, cần qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và đòi hỏi khách quan từ thực tiễn mà đổi mới tư duy, nhanh nhạy phát hiện các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn để quản lý công tác giáo dục KNS cho HS trong toàn trường. Lựa chọn nội dung giáo dục KNS, quản lý giáo dục KNS cho phù hợp với cơ sở giáo dục của mình, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý HS; huy động sức mạnh của cả tập thể, các cá nhân và xã hội tạo ra một môi trường giáo dục liên tục và xuyên suốt.

3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp quản lý giáo dục KNS tại trường THCS Sài Đồng cần đảm bảo tác động một cách đồng bộ đến các thành tố của quá trình dạy KNS, chuẩn bị các điều kiện về các nguồn lực (nhân lực, vật lực, thông tin, thời gian) đáp ứng yêu cầu.

Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp quản lý giáo dục KNS còn phải chú trọng đến việc tạo môi trường giáo dục đồng thuận, thống nhất và tiến hành tổ chức, quản lý đảm bảo tốt nhất chất lượng của hoạt động giáo dục KNS. Ngồi việc đảm bảo tính hài hịa, tích cực giữa các mối quan hệ của các bên liên quan trong hoạt động này, cần quan tâm đến việc bố trí sắp xếp GV phù hợp với năng lực và yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp quản lý giáo dục KNS mang tính kế thừa được triển khai theo hướng: Bảo đảm tính liên tục trong q trình tổ chức dạy KNS; phát huy những mặt tích cực của cơ chế quản lý, đảm bảo đầy đủ các chức năng quản lý phù hợp với thực tế của nhà trường, thực tế HS.

Tất cả các biện pháp giáo dục KNS của Ban giám hiệu trường THCS Sài Đồng phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất để đạt một kết quả cuối cùng đó là sự quan

tâm đầu tư vật lực - trí lực và thống nhất đồng bộ của các lực lượng giáo dục rèn luyện KNS cho HS.

Trong nhà trường cần có sự chỉ đạo đồng bộ của các văn bản tạo thành cơ sở pháp lý để thống nhất về nội dung, cách thức tiến hành giáo dục KNS cho HS. Khi lựa chọn mục tiêu cần phải đảm bảo mục tiêu rõ ràng, lượng hóa được, có kết quả, có thời gian xác định cụ thể và được quán triệt tới mọi thành viên trong nhà trường.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Những biện pháp được đề xuất là những biện pháp mang tính cải tiến tác động đến quá trình giáo dục KNS của nhà trường. Cải tiến đòi hỏi phải có sự đầu tư các nguồn lực xác định, do vậy cần đến những nguồn kinh phí về vật chất và tinh thần của các lực lượng tham gia hoạt động này, cần chú trọng tới tính khả thi khi đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục KNS tại trường THCS Sài Đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 69)