Phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 91 - 94)

2.2.2 .Nội dung khảo sát thực trạng

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Trung

3.2.5. Phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Để tổ chức và chỉ đạo công tác giáo dục KNS cho học sinh đạt được những mục tiêu đã xác định theo kế hoạch thì khâu tổ chức và chỉ đạo của cấp quản lý là vô cùng quan trọng. Để tổ chức và chỉ đạo tốt thì ban chỉ đạo nhất thiết phải xây dựng được một cơ chế tổ chức và điều hành khoa học và hợp lý giúp cho các tổ chức, các thành viên trong và ngoài nhà trường nắm được và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của mình, qua đó cùng thống nhất cao về phương pháp, hình thức tổ chức để phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với nhau tham gia giáo dục KNS cho học sinh.

3.2.5.2. Nội dung và cách tiến hành

* Trong nhà trường:

- Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho mọi thành viên, yêu cầu cụ thể về quyền hạn, rõ trách nhiệm từ việc xây dựng kế hoạch cá nhân, bộ phận theo tháng, học kỳ, cả năm cho đến việc tổ chức điều hành, kiểm tra đánh giá, báo cáo kết quả và chịu trách nhiệm các công tác mà mình phụ trách. Hàng kỳ họp sơ kết, cuối năm tổng kết, khi cần họp đột xuất.

- Nhiệm vụ của các thành viên trong ban chỉ đạo

Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm chung, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học và học kỳ, tổ chức chỉ đạo thành viên trong ban thực hiện kế hoạch đã được thông qua ban chỉ đạo.

Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động NGLL: Căn cứ các chỉ đạo của ban chỉ đạo phối hợp với Bí thư đồn trường, các tổ trưởng chun mơn xây dựng kế hoạch chỉ đạo các hoạt động dạy lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh trong các mơn học nói chung và chú ý thích đáng đến các mơn xã hội và đặc biệt môn Giáo dục công dân nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, tác phong, rèn luyện KNS cho học sinh với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, tính hiệu quả cao. Phó hiệu trưởng là người có trách nhiệm cụ thể hóa kế hoạch, tổ chức các hoạt động ngồi giờ, tổ chức các buổi giao lưu, các hoạt động văn nghệ, thể thao, giờ chào cờ đầu tuần, đánh giá thi đua ở các lớp, giáo dục ý thức chấp hành nội quy nhà trường, giữ gìn, bảo vệ tài sản chung…

Tổng phụ trách: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ giáo dục đồn viên của mình, chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao giải trí lành mạnh, lựa chọn hình thức hoạt động cho phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức, các hành vi đạo đức, thơng qua đó hình thành và phát triển KNS cho học sinh. Tổ chức các hoạt động Đoàn và thanh niên trong trường học, các chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi

giải trí, các chương trình tìm hiểu truyền thống địa phương, dân tộc, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo cho đến việc theo dõi thực hiện nề nếp nội quy học sinh…

Tổ chun mơn (trong đó có mơn học Giáo dục cơng dân): Căn cứ yêu cầu bộ môn, thống nhất với nhóm các giáo viên giáo dục cơng dân cũng như thống nhất với tổ trưởng chun mơn các mơn học khác về mục đích, nội dung và kết quả cần đạt được của các tiết dạy có các nội dung lồng ghép, tuyên truyền nhằm giáo dục KNS cho học sinh. Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và phụ trách thường trực công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chỉ đạo đối với các GV có liên quan về những nội dung đã thống nhất.

Khối trưởng chủ nhiệm: Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của khối trưởng chủ nhiệm, dựa vào các tiêu chuẩn của GV chủ nhiệm giỏi cùng họp bàn và thống nhất với các GV chủ nhiệm của khối mình phụ trách các cơng tác của GV có liên quan đến việc giáo dục KNS cho các em học sinh như: Tìm hiểu học sinh, các nội dung và hình thức kết hợp với gia đình nhằm nâng cao hiểu biết cho phụ huynh về công tác giáo dục KNS cho các em học sinh cũng như thống nhất với các phụ huynh học sinh về các nội dung, hình thức phối hợp nhằm quản lý HS.

GV chủ nhiệm: trực tiếp xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho lớp mình, phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, GV bộ môn và cha mẹ học sinh để giáo dục và đánh giá xếp loại học sinh của lớp. GV chủ nhiệm thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của một lớp. GV chủ nhiệm trực tiếp giáo dục học sinh, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng học sinh trong lớp, nắm bắt tâm lý học sinh, hồn cảnh học sinh, để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp, có hiệu quả. GV chủ nhiệm lấy 6 tiêu chuẩn của GV chủ nhiệm giỏi để tự đánh giá và tự hoàn thiện mình.

Hiệu trưởng phải lựa chọn GV chủ nhiệm một cách phù hợp, có ưu tiên những vị trí quan trọng, có đầu đàn, đầu khối, có kế thừa cũ mới để tạo điều kiện cho GVCN truyền đạt kinh nghiệm, tự bồi dưỡng cho nhau nhằm xây dựng được một đội ngũ GV chủ nhiệm giỏi, có phẩm chất đạo đức, có chun mơn vững vàng, nhân cách hồn thiện, có tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh, có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm, có kiến thức hoạt động và những kỹ năng vận dụng những tri thức khoa học giáo dục vào thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình giáo dục KNS cho học sinh.

Hàng tháng, hiệu trưởng triệu tập hội đồng GV chủ nhiệm thường kỳ để kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở GV chủ nhiệm về công tác giáo dục KNS cho học sinh, có chế

độ khen thưởng, động viên thầy cơ làm công tác chủ nhiệm giỏi, giáo dục KNS cho học sinh hiệu quả và phê bình nhắc nhở GV chủ nhiệm cũng như các GV chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Các cán bộ, GV, nhân viên phải thực sự phấn đấu, rèn luyện để là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

* Đối với gia đình và xã hội

Ngồi việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường còn phải có cơ chế phối hợp tổ chức, chỉ đạo các lực lượng ngồi nhà trường như gia đình và các tổ chức xã hội. Qua đó, một mặt giúp cho các lực lượng ngồi nhà trường hiểu và quan tâm đến giáo dục, một mặt nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ trong việc cùng nhà trường giáo dục HS. Giúp cho HS có mơi trường thuận lợi để rèn luyện KNS. Ngăn chặn kịp thời các hành vi, thói quen, vi phạm ảnh hưởng xấu từ bên ngoài thâm nhập vào HS.

Nhà trường phối hợp với gia đình: Nhà trường thống nhất với gia đình về mục tiêu giáo dục KNS cho HS, thống nhất nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức giáo dục KNS cho HS.

Nhà trường chủ động bằng các hoạt động cụ thể: cung cấp tài liệu, tổ chức tọa đàm, hội nghị, trao đổi… chỉ đạo cho các bậc cha mẹ HS những khả năng, ưu thế của giáo dục gia đình, giúp họ nhận thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con, khơi dậy trong con em họ ý thức về cái tốt, cái xấu, về cái nên làm, cái không nên làm, đề cao việc giáo dục đạo đức kính trên nhường dưới, đề cao phẩm cách con người, những nếp sống văn hóa, giá trị truyền thống gia đình, truyền thống làng xã, địa phương.

Bên cạnh đó, gia đình cam kết chịu trách nhiệm của mình, cùng với nhà trường quan tâm đến giáo dục KNS cho HS: Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển giáo dục tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ ở con em họ, tham gia quản lý giáo dục KNS cho HS.

Nhà trường phối hợp với cộng đồng xã hội để quản lý và giáo dục HS: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, lực lượng cơng an, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên…

Nhà trường có trách nhiệm tham mưu với địa phương đưa kết quả xếp loại đạo đức của HS làm một tiêu chuẩn để xét chọn gia đình văn hóa, xếp loại Đảng viên, xếp loại hội viên của cha mẹ HS.

Nhà trường cùng địa phương tổ chức bàn giao HS về sinh hoạt hè, sinh hoạt tối thứ bảy tại các địa bàn dân cư do Đoàn thanh niên địa phương phụ trách, nhà trường cử giáo viên về thực tế, phối hợp thực hiện.

Nhà trường chủ động xây dựng cam kết với cộng đồng về trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội tham gia vào quá trình giáo dục KNS cho HS.

Nhà trường thông qua các tổ chức này nắm bắt tình hình HS, những nguồn thơng tin tin cậy nơi học sinh cư trú, từ đó giúp nhà trường đánh giá đúng HS và tìm ra những biện pháp giúp các em hoàn thiện nhân cách. Nhà trường phối hợp với cộng đồng để tìm hiểu và giáo dục truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa địa phương, tình u quê hương đất nước…

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục KNS phải xác định được rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình trong việc phối hợp tránh chồng chéo và không rõ trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 91 - 94)