Giới thiệu về công ty Unilever Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty unilever việt nam bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 40)

1. Quá trình hình thành và phát triển

Unilever là một tập đoàn đa quốc gia chuyên cung ứng các sản phẩm tiêu dùng hàng đầu thế giới với các ngành hàng như thực phẩm, hoá mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình. Unilever được thành lập vào

năm 1930 do việc sáp nhập giữa Lever Brother - một nhà sản xuất xà phòng

của Anh với Margarine Uni - một nhà sản xuất bơ thực vật của Hà Lan. Từ đó

đến nay công ty liên tục lớn mạnh và hiện nay đã có mặt trên 150 quốc gia

trên thế giới với hai công ty mẹ là Unilever NV (đặt tại Rotterdam - Hà Lan)

và Unilever PLC (đặt tại London - Anh). 4F

5

5 : http://www.unilever.com/ourcompany/aboutunilever/?linkid=navigation

Tên doanh nghiệp: Công ty liên doanh Unilever Việt Nam.

Trụ sở chính: Khu cơng nghiệp Tây bắc Củ Chi, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng: tầng 12, tòa nhà Central Plaza, 17 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 8236607; Fax: 08 8236630

Giấy phép thành lập doanh nghiệp số 1130/GPĐCông ty do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp

Vốn đầu tư: 120 triệu USD

Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, chăm sóc răng miệng và thực phẩm.

Năm 1995 công ty liên doanh Unilever Việt Nam được thành lập do sự liên doanh giữa tập đồn Unilever với tổng Cơng ty hố chất Việt Nam có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, theo giấy phép số 1130/GPĐC6 với tổng

số vốn đầu tư là 120 triệu đôla Mỹ 5F

6. Chức năng của công ty là sản xuất, kinh

doanh các sản phẩm tiêu dùng như bột giặt, hoá mỹ phẩm và thực phẩm. Khi mới thành lập, Unilever bao gồm ba công ty con là: Lever Viso, Lever Haso, Elida P/S. Công ty Lever Haso là công ty liên doanh giữa Unilever và nhà máy xà phòng Hà Nội Haso, công ty Lever Viso là công ty liên doanh giữa Unilever và cơng ty xà phịng Việt Nam Viso, còn Elida P/S là cơng ty có 100% vốn nước ngoài.

Năm 2000 sáp nhập Lever Haso và Lever Viso thành Lever Việt Nam. Năm 2001 công ty Bestfoods gia nhập Unilever lấy tên là Unilever Bestfoods.

Năm 2002 sáp nhập Lever Việt Nam, Elida P/S, Unilever Bestfoods thành công ty Unilever Việt Nam.

Kể từ khi thành lập, Công ty đã phát triển rất nhanh và ngày càng mở rộng các cơ sở sản xuất, hệ thống phân phối cũng như quan hệ đối tác. Hiện nay, ngoài hai nhà máy sản xuất lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Cơng ty cịn có thêm hai chi nhánh tại Đà Nẵng và Cần Thơ, và các đối tác gia công ở nhiều nơi

như: Nhà máy hố chất Đức Giang, Cơng ty Net tại miền Bắc, Công ty Cico tại

miền Trung, Công ty Hương Việt, Công ty Lix tại miền Nam.

Trong quá trình hoạt động, Unilever Việt Nam đã liên tục phấn đấu mở

rộng kinh doanh, tăng cường nhân lực, đào tạo và phát triển, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp địa phương, thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước và đóng góp tích cực vào các hoạt động phát triển xã hội. Với nỗ lực của mình trong kinh doanh, ba năm liền 1999, 2000, 2001 Công ty liên tiếp nhận được các chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, chứng chỉ ISO 14001 và chứng chỉ OHSAS 18001 do tổ chức quốc tế BVQI cấp.

Năm 2000, nhận bằng khen của Thủ tướng Phan Văn Khải trao tặng. Năm 2001, nhận Huân chương Lao động hạng ba.

Năm 2005, nhận Huân chương Lao động hạng nhì tại lễ kỷ niệm 10 năm. Ngồi ra, Cơng ty cịn nhận được nhiều giải thưởng khác và nhiều năm liền được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.

2. Lĩnh vực kinh doanh

Trong hơn 10 năm hoạt động ở Việt Nam, Unilever Việt Nam ln duy trì được thế mạnh của mình trong việc chuyên sản xuất và kinh doanh nhiều ngành hàng như các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm. Trong đó mỗi ngành hàng bao gồm các sản phẩm sau:

- Các sản phẩm chất tẩy rửa: bột giặt Omo, Viso, nước xả vải Comfort, nước rửa bát Sunlight, nước tẩy rửa bồn cầu Vim, nước lau sàn nhà…

- Các sản phẩm chăm sóc cơ thể: xà phịng, sữa tắm Lux, Lifebouy… - Các sản phẩm chăm sóc răng miệng: kem đánh răng P/S, Close-up… - Các sản phẩm chăm sóc tóc: dầu gội, dầu xả, dưỡng tóc Sunsilk, Clear,

Dove…

- Các sản phẩm chăm sóc da: sữa rửa mặt, kem dưỡng da Pond’s,

Hazeline,…

- Các sản phẩm thực phẩm: trà Lipton, hạt nêm Knorr…

Như vậy trên thị trường Việt Nam, Unilever cung cấp các sản phẩm rất đa dạng và có thể nói là đạt được những ưu thế nhất định về cả chất lượng, chủng loại, bao bì và nhãn mác sản phẩm. Tất cả những điều đó xuất phát từ những nỗ lực không ngừng của công ty để nhằm thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.

3. Cơ cấu bộ máy quản lý

Công ty Unilever Việt Nam hiện có khoảng 3000 cán bộ cơng nhân viên

với 425 cán bộ quản lý 6F

7. Cơ cấu quản lý của công ty được tổ chức theo cơ chế

trực tuyến chức năng, đứng đầu là ban Giám đốc, sau đó là các phịng ban chức năng. Cơng ty có 8 phòng chức năng, bao gồm:

1) Phòng bán hàng 2) Phịng kế tốn 3) Phòng kỹ thụât 4) Phòng marketing 5) Phòng mua 6) Phòng nhân sự

7) Phòng nghiên cứu và phát triển

Mơ hình cơ cấu tổ chức bộ máy như sau:

Hình 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Phòng Kỹ thuật Phòng mua Phòng Marke ting Phòng Bán hàng Phịng N/cứu phát triển Phịng Nhân sự Phịng Kế tốn CN TT Máy móc & thiết bị Truyền thống (GT) Siêu thị (MT) OOH Phòng sản xuất giám đốc tài chính CHủ tịch uvn

giám đốc bán hàng giám đốc sản xuất giám đốc nhân sự

Nhà máy sx tại HN Nhà máy sx tại TP HCM Nhà máy sx tại Củ Chi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty unilever việt nam bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)