I. Định hướng phát triển của Công ty Unilever Việt
1. Về chính sách phân phối
1.3 Phát triển thêm đối tượng khách hàng tiềm năng
Hiện nay Unilever có một hệ thống danh mục sản phẩm đa dạng thuộc
nhiều ngành hàng không ngừng được đổi mới và cải tiến, có khả năng đáp ứng
được các nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Đây là một thuận lợi rất lớn giúp Công ty mở rộng thêm được khách hàng tiềm năng so với đối thủ cạnh tranh.
Trong hệ thống kênh phân phối của Unilever Việt Nam, bên cạnh kênh truyền thống (GT) và kênh bán hàng siêu thị (MT), thì kênh bán hàng OOH vẫn chưa được chú trọng phát triển. Đối tượng khách hàng trong kênh này là mới
chủ yếu là các quán cafê, giải khát… với sản phẩm là các loại trà. Trong kênh
này, Công ty cần mở rộng địa điểm phân phối đến các công sở, trường học, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn… Những đối tượng khách hàng này có nhu cầu tiêu dùng lớn nhưng khơng có được sự phục vụ mong muốn và thơng tin về sản phẩm bị hạn chế. Hiện nay cả nước có trên 245 000 doanh nghiệp, 27 593 trường học,
903 bệnh viện, 8 556 nhà hàng khách sạn 33F
34, đây là đối tượng khách hàng tiềm
năng đem lại doanh thu lớn mà Công ty cần khai thác.
Để phục vụ các đối tượng khách hàng này Công ty chỉ cần chỉ định nhà phân phối trong số các nhà phân phối hiện tại để cung cấp hàng hóa mà khơng cần phải mở thêm nhà phân phối mới. Số lượng khách hàng cũng được chia theo từng tuyến như phục vụ các cửa hàng bán lẻ.
Việc phát triển khách hàng tiềm năng này cần được triển khai sớm để góp phần tăng lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng cho Công ty trong thời gian tới.
Ngồi ra, Cơng ty cần tập trung nguồn lực để khai thác tối đa thị trường nông thôn với hơn 70% dân số. Công ty cần mở thêm nhà phân phối để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa ở khu vực này.