Những thành công đạt được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty unilever việt nam bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 71 - 72)

IV. Đánh giá về chính sách phân phối của Cơng ty

1.Những thành công đạt được

Với tiềm lực tài chính mạnh, Unilever Việt Nam ngay từ đầu đã đầu tư

tập trung nhân lực cho việc xây dựng hệ thống kênh phân phối. Để có được

một kênh phân phối với hơn 300 nhà phân phối và hơn 130 000 đại lý bán

bn và bán lẻ trên tồn quốc như hiện nay không phải là một điều dễ dàng. Đây là một hệ thống kênh phân phối sâu rộng, hoạt động linh hoạt và quản lý chặt chẽ. Với hệ thống này, thời gian và chi phí phân phối được tiết kiệm đáng kể đồng thời giảm thiểu những rủi ro khơng đáng có. Bên cạnh đó

hoạt động giám sát chặt chẽ, hoạt động khuyến khích, động viên các thành

viên kênh kịp thời, thường xuyên và tỏ ra có hiệu quả đã làm cho kênh phân phối hoạt động trơn tru và không thường xảy ra những biến cố lớn.

Việc phát triển các hình thức kênh phân phối khác nhau, bên cạnh kênh

phân phối truyền thống (GT) cịn có kênh hiện đại (MT) và kênh ngồi gia

đình (OOH), đã tăng tối đa mức bao phủ thị trường với năng lực hiện tại của Công ty đảm bảo mang lại sự tiện lợi nhất cho người tiêu dùng trên toàn quốc từ các vùng trung tâm thành thị với sức mua dồi dào đến các vùng nông thôn xa xơi có cơ hội tiếp cận và tiêu dùng các sản phẩm của Công ty.

Công ty chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống kênh phân phối. Các nhân viên được đào tạo một cách chuyên nghiệp từ giám đốc

bán hàng khu vực, giám sát mãi vụ đến nhân viên bán hàng, giao hàng đều

được tuyển chọn kỹ lưỡng. Ngồi ra, Cơng ty đã nâng cao năng lực công nghệ thông tin của lực lượng bán hàng bằng cách trang bị thiết bị bán hàng hiện đại là máy bán hàng cầm tay (gọi tắt là Palm) cho tất cả các nhân viên bán hàng,

thiết bị này cung cấp đầy đủ các thông tin về khách hàng, về sản phẩm, lượng hàng tồn kho… , mang lại độ chính xác cao, giảm thiểu rủi ro so với việc bán hàng bằng cách viết hóa đơn trực tiếp.

Với các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành hàng tiêu dùng đây là

những kinh nghiệm q giá vì có thể nhận thấy hệ thống phân phối của họ

chưa được quan tâm đầu tư xây dựng một cách chuyên nghiệp và bài bản, có

những doanh nghiệp đã thiết lập được hệ thống phân phối nhưng kênh phân

phối ngắn, không bao phủ được thị trường hoặc độ bao phủ không đồng đều hoặc lại để hàng hóa tự chảy trong kênh mà khơng thường xun có các hoạt động khuyến khích và xúc tiến bán hàng trong kênh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty unilever việt nam bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 71 - 72)