Các mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty unilever việt nam bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 76 - 78)

I. Định hướng phát triển của Công ty Unilever Việt

2. Các mục tiêu phát triển

2.1. Về mức tăng trưởng

Với mục tiêu lâu dài là hoàn thiện nhu cầu về sức khỏe và vẻ đẹp của mọi gia đình Việt Nam bằng những sản phẩm chất lượng cao và giá cả phù hợp, Unilever Việt Nam đang hướng tới sự tăng trưởng bền vững và lâu dài với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Mở rộng hơn nữa công việc sản xuất kinh doanh, liên kết, hợp tác để

tăng gia sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một phát triển.

- Đến năm 2008 Công ty Unilever đạt doanh số gấp 2 lần năm 2004,

phấn đấu đạt mức tăng trưởng về sản lượng và doanh thu khoảng 20% vào các năm tiếp theo.

Bảng 5: Doanh số mục tiêu từ 2007-2010 Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2007 2008 2009 2010

- Cơng ty cịn tập trung tối đa cho việc giành thị phần, phấn đấu đưa thị phần Công ty đạt 85% vào năm 2009, đạt thị phần dẫn đầu ở tất cả các ngành hàng mà Công ty đang kinh doanh và củng cố vững chắc vị trí dẫn đầu của Cơng ty trong ngành hàng tiêu dùng.

- Công ty tiếp tục phấn đấu đạt các chỉ tiêu khác như tăng mức đóng

góp cho ngân sách, cho các hoạt động nhân đạo, mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng mức lương và quan tâm hơn nữa tới các lợi ích của nhân viên.

- Bên cạnh đó, Unilever Việt Nam cũng như Unilever toàn cầu quyết

tâm duy trì mơ hình cơng ty đa quốc gia - đa địa phương. Công ty sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam, tập quán tiêu dùng của người dân Việt Nam để các dịng sản phẩm của mình gắn bó và đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng.

2.2 Về chính sách phân phối

- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, Unilever Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì chiến lược phân phối tập trung, trong đó phát triển hệ thống kênh phân phối hiện tại theo chiều sâu, nâng cao chất lượng phục vụ của các trung gian phân phối, nhằm tối đa hóa độ bao phủ thị trường, phát triển khách hàng tiềm năng không chỉ ở các khu vực thành thị mà cả ở những vùng nông thôn xa xôi.

- Tại những khu vực thị trường mà Công ty chưa khai thác được Công ty

sẽ xây dựng những đại lý bán buôn với mức chiết khấu cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

- Đồng thời Công ty cũng tập trung vào việc áp dụng và hồn thiện mơ hình bán hàng mới: đặt hàng trước - giao hàng sau, để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh, khắc phục tình trạng quá tải của hệ thống hiện tại.

- áp dụng các mơ hình và cơng nghệ tiên tiến trong bán hàng và quản lý

bán hàng, hoàn thiện hệ thống quản lý các nhà phân phối DMS nhằm đảm bảo tính hiệu quả và chính xác trong hoạt động này.

- Chú trọng xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh Unilever Việt

Nam là một nhà sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam chứ không chỉ dừng lại ở việc xây dựng nhãn hiệu của từng nhãn hàng riêng lẻ, thông qua các hoạt động hỗ trợ xã hội và phát triển cộng đồng.

- Nghiên cứu, phát triển, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao

chất lượng, hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị

trường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán.

II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động phân phối tại công ty Unilever Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty unilever việt nam bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)