1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học cơ sở
Trung học cơ sở là một bậc trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam (cấp II), trên Tiểu học và dưới Trung học phổ thông. Trung học cơ sở thông thường kéo dài bốn năm (từ lớp sáu đến lớp chín). Độ tuổi học sinh ở trường trung học cơ sở thông thường là từ mười một tuổi đến mười lăm tuổi. Trường Trung học cơ sở được phân bố tại từng đơn vị xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên thực tế, vẫn có một số khu vực khơng có trường THCS. Đó thường là các xã ở những khu vực vùng sâu, vùng xa hoặc ngoài hải đảo. Theo quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước, quản lý đầu tư xây dựng trường Trung học cơ sở thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp quận, huyện.
Trường trung học cơ sở là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học giúp học sinh củng cố đối với những kiến thức cơ
bản ban đầu đã được học từ cấp tiểu học. Nhà trường trung học cơ sở là nơi chuẩn bị hành trang thiết yếu, cơ bản cho các em trở thành những công dân Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011, về việc Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 3 Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT. Cụ thể gồm những nội dung:
- Tổ chức giảng dạy và học tập theo mục tiêu được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo
- Quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên theo quy định luật pháp
- Tuyển sinh học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ giáo dục - Thực hiện kế hoạch giáo dục theo phạm vi phân công
- Phối hợp với gia đình, tổ chức và các nguồn lực hợp lý trong hoạt động giáo dục
- Quản lý, sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất theo quy định ban hành - Bố trí tổ chức cho đội ngũ giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội
- Triển khai nhiệm vụ về kiểm định chất lượng giáo dục...
1.3.2. Mục tiêu của giáo dục Trung học cơ sở
Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII xác định: Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và tồn xã hội. Trong đó, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Những năm qua, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo dục để hướng tới
mục tiêu chuẩn hoá, bảo đảm đủ về số lượng, đạt về chất lượng, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và lương tâm nghề nghiệp nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
Điều 29 Luật Giáo dục số 43/2019/QH19 ngày 14/6/2019 – Mục tiêu của giáo dục phổ thông:
“Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thơng nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thơng hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp”
Như vậy, giáo dục trung học cơ sở là cấp học nối tiếp cấp học tiểu học, đây là cấp học tạo sự liên thơng và đảm bảo tính đồng bộ kết nối trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục trung học cơ sở không chỉ nhằm mục tiêu học lên cấp trung học phổ thơng mà cịn phải chuẩn bị cho sự phân luồng sau khi học sinh học xong cấp trung học cơ sở; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc tham gia vào hoạt động sản xuất. Vì vật giáo dục trung học cơ sở phải đảm bảo cho học sinh có những giá trị đạo đức và những kiến thức phổ thơng cơ bản về tự nhiên xã hội, gắn bó với cuộc sống cộng đồng và thực tế địa phương, có kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường ngày trong cuộc sống.
Giáo dục trung học cơ sở với mục tiêu bảo đảm cho học sinh những hiểu biết cơ bản về tiếng Việt, các mơn học như tốn, lịch sử dân tộc và kiến thức khác về khoa học xã hội, tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật và định hướng nghề nghiệp. Do đó giáo dục trung học cơ sở là nhu cầu tất yếu đối với mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là nhóm thanh thiếu niên.
1.3.3. Những yêu cầu xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở hiện nay
Xây dựng văn hóa nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cần tính đến nhiều yếu tố. Trước hết cần hiểu rõ một nhà trường có chất lượng giáo dục tốt là nhà trường như thế nào, từ đó xác định các cơ sở cho việc chọn lựa các giá trị, tiêu chí trong nhà trường. Các giá trị, niềm tin sẽ quyết định đến việc xây dựng các chuẩn mực cũng như việc xác định các yêu cầu xây dựng văn hóa nhà trường.
Để làm căn cứ cho việc phát triển văn hóa nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục có thể lấy mơ hình một nhà trường thành cơng làm cơ sở xác lập các giá trị nền tảng của nhà trường. Một nhà trường thành công hiện nay cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản, đó là dạy học hướng vào học sinh, “lấy học sinh làm trung tâm”; chương trình học đảm bảo tính khoa học, giáo viên có phương pháp giảng dạy tích cực, kích thích học sinh tự học, khuyến khích trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Bên cạnh đó, nhà trường cần đẩy mạnh, cổ vũ tinh thần hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm; đẩy mạnh bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Mặt khác, hiệu trưởng cần chia sẻ vai trò lãnh đạo. Ngồi ra, nhà trường cần ni dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cho giáo viên, nhân viên và học sinh; xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng.
Tóm lại, để xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường trung học cơ sở hiện nay cần thực hiện những yêu cầu sau:
- Phát triển tính dân chủ, lành mạnh trong trường trung học cơ sở - Phát triển văn hóa quản lí chun nghiệp và chuẩn mực trong nhà trường: Phát triển văn hóa quản lí trong nhà trường chính là phát triển các nội
dung quản lí của người quản lí hay lãnh đạo trong nhà trường. Nội dung chính bao gồm xây dựng chiến lược, sứ mạng, tầm nhìn, quản lí hoạt động chun mơn, quản lí truyền thơng, các mối quan hệ bên trong và ngồi nhà trường, quản lí mơi trường sư phạm, cảnh quan nhà trường.