3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Bộ máy quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chuyên môn: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, Cơng đồn, Đồn thanh niên, hội phụ huynh… Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý cần có tính đồng bộ đối với mọi hoạt động.
Các biện pháp nêu ra phải đảm bảo sự thống nhất giữa các mục tiêu, định hướng, kế hoạch, nội dung, cách thức trong quá trình quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức nhà trường. Trong q trình quản lý, cần phải có sự phân cơng cơng việc rõ ràng, tạo ra được ý thức tự giác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, bộ phận cùng tham gia xây dựng, giúp
cho cho công tác quản lý tiến hành thống nhất và đồng bộ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Nội dung các biện pháp cần phong phú, đa dạng. Những biện pháp được xác định là cơ bản, chủ yếu, cần được coi là trọng tâm và thực hiện ngay, có biện pháp dự phịng, hỗ trợ.
Hệ thống biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức phải có sự thống nhất từ các cơ quan chuyên môn quản lý giáo dục đến các tổ chức thành viên, đến giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng tham gia cơng tác giáo dục ngồi nhà trường về nội dung, thời gian và biện pháp thực hiện.
Ngoài ra, các biện pháp quản lý phải được tiến hành thường xuyên thì mới mang lại hiệu quả bởi lẽ văn hóa quản lý đội ngũ giáo viên phản ánh nét văn hóa đặc trưng của ban lãnh đạo nhà trường và cũng là nét văn hóa đặc trưng của mơi trường sư phạm mà ở những mơi trường khác khơng có được.